Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 5: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho một bài văn thuật lại một sự việc (Viết)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho một bài văn thuật lại một sự việc (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?
- 1 phần.
- 2 phần.
- 3 phần.
- 4 phần.
Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu thuật lại một sự việc?
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Viết đoạn văn nêu lí do mà em yêu thích một bộ phim hoạt hình.
- Viết đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn nơi em sống.
- Thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Câu 3: Mở bài trực tiếp là như nào?
- Giới thiệu ngay sự việc.
- Dẫn vào sự việc từ vấn đề có liên quan.
- Nêu mở đầu câu chuyện.
- Nêu cảm xúc của bản thân về sự việc.
Câu 4: Kết bài mở rộng là như nào?
- Nêu kết thúc của sự việc.
- Nêu kết thúc của sự việc và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
- Dẫn vào sự việc từ vấn đề có liên quan.
- Thuật lại sự việc theo trình tự.
Câu 5: Kết bài không mở rộng là như nào?
- Nêu kết thúc của sự việc.
- Nêu kết thúc của sự việc và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
- Dẫn vào sự việc từ vấn đề có liên quan.
- Thuật lại sự việc theo trình tự.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc hai đoạn mở bài dưới đây và trả lời câu hỏi 1 – 2.
(1) Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.
(2) Năm nào, vào lễ đón học sinh lớp Một, cô Hiệu trưởng cũng dành cho các em nhỏ một niềm vui bất ngờ. Có năm, cô mời đoàn xiếc thành phố tới biểu diễn. Có năm, cô mời nhà thơ, nhà văn tới trò chuyện cùng các em. Năm nay, lễ đón học sinh lớp Một cũng rất đặc biệt.
Câu 1: Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách nào?
- Giới thiệu trực tiếp, giới thiệu ngay sự việc.
- Dẫn dắt vào sự việc từ vấn đề có liên quan.
- Nêu nguyên nhân dẫn tới sự việc.
- Nêu cảm xúc của bản thân về sự việc.
Câu 2: Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một có gì khác?
- Giới thiệu thẳng vào sự việc diễn ra.
- Dẫn dắt vào sự việc chính từ vấn đề có liên quan.
- Giới thiệu vòng vo để đi vào sự việc chính.
- Nêu cảm nhận về những buổi lễ trước đó.
Đọc hai đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi từ 3 – 5.
(1) Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
(2) Hôm nay, mỗi em học sinh lớp Một đều cảm nhận được tình yêu thương của các thầy cô và các anh chị lớp trên dành cho mình. Chắc chắn, các em sẽ nhanh chóng làm quen với ngôi trường mới, chăm chỉ học tập và rèn luyện để xứng đáng với tình yêu thương ấy.
Câu 3: Đoạn văn nào nêu kết thúc sự việc?
- Đoạn 1.
- Đoạn 2.
- Cả 2 đoạn.
- Không có đoạn nào.
Câu 4: Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về sự việc?
- Đoạn 1.
- Đoạn 2.
- Cả 2 đoạn.
- Không có đoạn nào.
Câu 5: Đoạn văn 2 thuộc kiểu nào?
- Kết bài mở rộng.
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài ngắn gọn.
- Kết bài dài dòng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đối với đề bài “ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt ở lớp em” mở bài cần làm gì?
- Liệt kê các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt.
- Thuật lại các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt theo trình tự thời gian.
- Giới thiệu về buổi sinh hoạt của lớp.
- Nêu cảm xúc về buổi sinh hoạt.
Câu 2: Câu nào sau đây có thể nằm ở phần mở bài của bài văn yêu cầu thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia?
- Nghỉ hè năm ngoái, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám cho học sinh để chúng em có thể hiểu rõ hơn về lịch sử.
- Em không quan tâm tới các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức vậy nên em không đi trải nghiệm với trường.
- Em đã từng tham gia Lễ hội làng khi về quê chơi, đó cũng là một trải nghiệm đáng nhớ của em.
- Cả hai câu A và C.
Câu 3: Ý nào sau đây có thể là đoạn kết của bài văn thuật lại một sự việc?
- Em cảm thấy rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt.
- Em sẽ cố gắng học tập nhiều hơn nữa để không phụ lòng thầy cô.
- Bạn Lan xinh đẹp như vậy nên mọi người đều yêu quí bạn ấy.
- Bố mẹ thương em nhiều lắm nên em không thể làm bố mẹ buồn.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cuối bài văn thuật lại một sự việc ngoài nêu cảm nhận của bản thân còn có thể nêu thêm ý gì?
- Nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
- Thuật lại sự việc theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
- Nêu thêm sự việc đó tác động đến bản thân như thế nào.
Câu 2: Với đề bài “Kể lại ngày đầu tiên đi học của em”, phần thân bài nên đi theo trình tự nào?
- Lúc ở nhà chuẩn bị đến trường – Lúc về - Chào cô giáo.
- Lúc ở nhà chuẩn bị đến trường – Lúc đến trường học – Lúc đi về.
- Chào cô giáo khi đến trường – Đến trường học – Đi về.
- Ở nhà chuẩn bị đến trường – Đến trường gặp thầy cô, bạn bè – Ra về.