Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 7: Chuyện cổ tích về loại người (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Chuyện cổ tích về loại người (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người do ai sáng tác?

  1. Bảo Ngọc.
  2. Tố Hữu.
  3. Võ Thành An.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 3: Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, ai là người được sinh ra đầu tiên?

  1. Bố.
  2. Mẹ.
  3. Trẻ con.
  4. Mặt trời.

Câu 4: Trẻ con sinh ra mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy, bởi vậy mới sinh ra thứ gì?

  1. Mặt trăng.
  2. Bóng đèn.
  3. Vì sao.
  4. Mặt trời.

Câu 5: Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có người mẹ?

  1. Vì trẻ cần nguồn sữa của người mẹ.
  2. Vì trẻ cần lời ru mỗi đêm.
  3. Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
  4. Vì trẻ cần tiếng hát, cần bữa ăn mỗi ngày.

Câu 6: Bố giúp trẻ em những gì?

  1. Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
  2. Là người bạn cùng trẻ vui chơi.
  3. Dạy trẻ biết học chữ.
  4. Bảo vệ trẻ khỏi kẻ xấu.

Câu 7: Núi trong bài thơ được miêu tả như thế nào?

  1. Dài và xa.
  2. Trập trùng.
  3. Xanh và xa.
  4. Nối tiếp nhau.

Câu 8: Sắp xếp lại thứ tự xuất hiện của các sự vật sau trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?

chữ thầy giáo ghế và bàn lớp và trường

  1. Chữ, lớp và trường, ghế và bàn, thầy giáo.
  2. Chữ, ghế và bàn, lớp và trường, thầy giáo.
  3. Thầy giáo, chữ, ghế và bàn, lớp và trường.
  4. Lớp và trường, thầy giáo, chữ, ghế và bàn.

Câu 9: Thầy giáo giúp trẻ em những gì?

  1. Thầy giáo dạy trẻ em học hành.
  2. Thầy giáo nuôi dưỡng trẻ em.
  3. Thầy giáo xua đuổi ác thú, ma quỷ.
  4. Thầy giáo kéo mặt trời lên cao.

Câu 10: Thầy giáo viết thật to chữ gì?

  1. Chuyện loài người.
  2. Trẻ em là tương lai của đất nước.
  3. Giáo dục là nền tảng của đất nước.
  4. Lịch sử loài người.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Khổ thơ thứ nhất cho em biết điều gì?

  1. Sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất là loài người.
  2. Lịch sử hình thành loài người.
  3. Câu chuyện cổ tích về loài người.
  4. Sự tưởng tượng của tác giả về nguồn gốc của loài người.

Câu 2: Theo em, vì sao tác giả để trẻ em sinh ra trước nhất?

  1. Vì muốn khẳng định trẻ em luôn đáng yêu đối với bố mẹ và thầy cô giáo.
  2. Vì muốn khẳng định trẻ em mãi mãi bé bỏng đối với bố mẹ và thầy giáo.
  3. Vì muốn khẳng định trẻ em luôn cần được chăm sóc, yêu thương.
  4. Vì muốn khẳng định trẻ em luôn nhỏ bé trong mắt bố mẹ và thầy giáo.

Câu 3: Trong hai khổ thơ 6 và 7, thầy giáo dạy cho bé những điều gì?

  1. Dạy cho bé biết về con đường, trái đất và những ngọn núi.
  2. Cho bé biết mẹ yêu thương và chăm sóc bé bằng tình yêu vô bờ.
  3. Dạy cho bé biết ngoan và biết nghĩ, nghe lời bố mẹ.
  4. Dạy cho bé biết học hành và biết về lịch sử loài người.

Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?

  1. Mặt trời là vĩ đại nhất vì đã đem đến ánh sáng, xua tan bóng tối cho nhân gian.
  2. Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
  3. Thầy giáo là người tuyệt vời nhất vì đã dạy con người biết chữ để lĩnh hội nhiều hơn tri thức của nhân loại.
  4. Cần biết yêu thương và trân trọng trái đất này của chúng ta.

Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ nội dung của bài?

  1. Trẻ em mới là người được sinh ra đầu tiên trên trái đất, không phải cha mẹ hay thầy cô giáo.
  2. Trẻ em rất nhỏ bé và yếu đuối, cần được chăm sóc, dạy dỗ và che chở.
  3. Hãy yêu thương, bảo vệ và dành cho trẻ em những điều tốt nhất.
  4. Tất cả các ý trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì?

  1. Trẻ em là tương lai của đất nước.
  2. Gia đình, nhà trường cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, quản lý và giáo dục con cái.
  3. Cần tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, đạo đức và văn hóa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khổ thơ sau có bao nhiêu tính từ chỉ hình dáng, kích thước?

Rộng lắm là mặt bể

Dài là con đường đi

Núi thì xanh và xa

Hình tròn là trái đất…

  1. 2 từ.
  2. 4 từ.
  3. 6 từ.
  4. 7 từ.

Câu 3: Tìm động từ chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ dưới đây?

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to

“Chuyện loài người” trước nhất.

  1. Bằng.
  2. Ra.
  3. Viết.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng có hình ảnh trẻ em và trường lớp?

  1. Cháu thăm nhà Bác của Vân Long.
  2. Gió vườn của Lê Thị Mây.
  3. Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
  4. Quả ngọt cuối mùa của Võ Thành An.

Câu 2: Qua bài thơ, em nhận thấy trách nhiệm bảo vệ trẻ em thuộc về ai?

  1. Gia đình.
  2. Nhà trường.
  3. Xã hội.
  4. Không của riêng ai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay