Trắc nghiệm Tiếng việt 4 KNTT bài 7: Đọc - Những bức chân dung

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Đọc - Những bức chân dung. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 7: NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

ĐỌC: NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Những bức chân dung có mấy nhân vật chính?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 2: Màu Nước vẽ chân dung ai?

  1. Bông Tuyết.
  2. Hoa Nhỏ.
  3. Mắt Xanh.
  4. A, C đều đúng.

Câu 3: Tại sao nói hai bức chân dung Màu Nước vẽ là tác phẩm nghệ thuật?

  1. Bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.
  2. Bởi người trong tranh được vẽ rất đáng yêu.
  3. Bởi bức tranh được kết hợp nhiều màu sắc rực rỡ.
  4. Bởi bức tranh có sự sáng tạo độc đáo.

Câu 4: Hoa Nhỏ đề nghị Màu Nước vẽ như thế nào?

  1. Mắt to hơn.
  2. Lông mi dài hơn.
  3. Miệng nhỏ hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Bức vẽ chân dung Hoa Nhỏ có đặc điểm gì?

  1. Giống y hệt người thật.
  2. Hoàn toàn không giống cô bé.
  3. Hao hao giống cô bé.
  4. Có chỗ giống, có chỗ không giống.

Câu 6: Những cô bé đến tìm Màu Nước vẽ chân dung có yêu cầu thế nào?

  1. Ai cũng muốn vẽ mắt thật to, lông mi thật dài và miệng thật nhỏ.
  2. Vẽ giống người thật.
  3. Có người muốn vẽ giống người thật, có người muốn vẽ giống Hoa Nhỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 7: Màu Nước đã giải thích như thế nào để thuyết phục các cô bé vẽ chân dung giống người thật?

  1. Vẽ giống người thật mới là đẹp nhất.
  2. Mỗi người có thể đẹp theo một cách khác nhau.
  3. Vẽ giống Hoa Nhỏ thì không đẹp.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Khi nhận bức vẽ chân dung của mình, lúc đầu các cô bé có cảm xúc thế nào?

  1. Buồn rầu.
  2. Tức giận.
  3. Không hài lòng.
  4. Vui thích.

Câu 9: Khi xếp các bức chân dung ở cạnh nhau, các cô bé nhận thấy điều gì?

  1. Khó có thể nhận ra đâu là chân dung của mình.
  2. Cảm thấy tài năng hội họa của Màu Nước là vô cùng giỏi.
  3. Đều cảm thấy người trong tranh vẽ đẹp hơn người thật.
  4. Nhận thấy Màu Nước vẽ không giống nhau.

Câu 10: Cuối cùng, các cô bé đã hiểu ra điều gì?

  1. Bức chân dung đẹp là phải mang những đặc điểm chung đẹp nhất.
  2. Bức chân dung đẹp là phải giống của Hoa Nhỏ.
  3. Bức chân dung đẹp là phải thể hiện đặc điểm riêng của mỗi người.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ với cách vẽ chân dung Bông Tuyết, Mắt Xanh có gì khác nhau?

  1. Không có gì khác nhau.
  2. Vẽ Bông Tuyết, Mắt Xanh giống người thật còn vẽ Hoa Nhỏ theo yêu cầu riêng.
  3. Vẽ Bông Tuyết, Mắt Xanh theo đặc điểm chung còn vẽ Hoa Nhỏ giống người thật.
  4. Vẽ Bông Tuyết, Mắt Xanh theo sáng tạo riêng của Màu Nước còn vẽ Hoa Nhỏ giống người thật.

Câu 2: Vì sao Hoa Nhỏ rất thích bức chân dung Màu Nước vẽ cho mình?

  1. Vì bức chân dung trông rất giống người thật.
  2. Vì trong bức chân dung, Hoa Nhỏ mặc váy rất đẹp.
  3. Vì bức chân dung được vẽ theo yêu cầu của Hoa Nhỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Màu Nước làm nghề gì?

  1. Nhà thiết kế thời trang.
  2. Họa sĩ.
  3. Người trang điểm.
  4. Giáo viên Mĩ thuật.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác về thông điệp của câu chuyện?

  1. Câu chuyện muốn nói rằng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai.
  2. Câu chuyện muốn nói rằng có một tiêu chuẩn chung cho cái đẹp.
  3. Câu chuyện muốn nói rằng vẽ tranh chân dung chỉ có một kiểu.
  4. Câu chuyện muốn nói rằng phải có đam mê với công việc của mình.

Câu 5: Việc Màu Nước thuyết phục các cô bé để mình vẽ chân dung giống người thật thể hiện điều gì ở Màu Nước?

  1. Giỏi thuyết phục.
  2. Thích vẽ theo ý mình.
  3. Chăm chỉ luyện vẽ.
  4. Yêu nghề, tôn trọng vẻ đẹp riêng của mỗi người.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Những bức chân dung gửi gắm bài học gì tới chúng ta?

  1. Tự tin là chính mình.
  2. Học cách để trở nên đẹp hơn.
  3. Học cách để trở nên giống với mọi người.
  4. Không cần tôn trọng người khác vì mỗi người là khác nhau.

Câu 2: Chúng ta cần có thái độ, cách ứng xử như thế nào đối với đặc điểm riêng của mỗi người?

  1. Coi thường.
  2. Hạ thấp.
  3. Tôn trọng.
  4. Không quan tâm.

Câu 3: Trong câu chuyện có những danh từ riêng nào?

  1. Màu Nước, Bông Tuyết, Mắt Xanh, Hoa Nhỏ.
  2. Màu Nước, Bông Tuyết, Mắt Xanh.
  3. Màu Nước, Bông Tuyết, Hoa Nhỏ.
  4. Bông Tuyết, Mắt Xanh, Hoa Nhỏ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây có các từ gạch chân đều là danh từ?

  1. Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.
  2. Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.
  3. Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.
  4. Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.

Câu 2: Từ nào sau đây là từ láy?

  1. Thuyết phục.
  2. Nài nỉ.
  3. Bận rộn.
  4. Nghệ thuật.

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 7: Bài đọc - Những bức chân dung. Luyện từ và câu - Luyện tập về quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức. Luyện tập lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay