Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

CHỦ ĐỀ 9: SINH HỌC VI SINH VẬT

BÀI 17 - VI SINH VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm, phân loại của vi sinh vật.

Trả lời:

 - Khái niệm: Vi sinh vật là những kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

 - Vi sinh vật gồm có các nhóm: vi khuẩn và vi sinh vật cổ (giới Khởi sinh), tảo đơn bào và nguyên sinh động vật (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).

Câu 2: Vi sinh vật có những đặc điểm chung nào?

Trả lời:

Đặc điểm chung của vi sinh vật:

 - Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

 - Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

 - Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

 

Câu 3: Vi sinh vật có mấy kiểu dinh dưỡng?

Trả lời: 

Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn carbon sử dụng, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng là: Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng, quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng.

 

Câu 4: Kể tên một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Nêu mục đích của các phương pháp nghiên cứu.

Trả lời: 

 - Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, nuôi cấy và giữ giống, quan sát hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lí, di truyền,…

 - Mục đích của các phương pháp nghiên cứu: giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về các đặc điểm của vi sinh vật nhằm khai thác, ứng dụng vi sinh vật trong đời sống.

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về vi sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: vi khuẩn lactic, nấm men, trùng roi, trùng giày, tảo silic,…

Câu 2: Nhận xét về mối liên hệ giữa kích thước và thời gian chu kì tế bào của vi sinh vật.

Trả lời:

Nhận xét về mối liên hệ giữa kích thước và thời gian chu kì tế bào của vi sinh vật: Tốc độ trao đổi chất của tế bào sinh vật phụ thuộc vào tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào). Kích thước càng nhỏ, tỉ lệ S/V càng lớn thì tốc độ trao đổi chất càng lớn khiến cho tốc độ sinh trưởng và sinh sản của tế bào càng nhanh (chu kì tế bào càng ngắn).

 

Câu 3: Lấy ví dụ minh họa cho phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Mẫu vi khuẩn và nấm men thường sẽ làm vết bôi, nhuộm với xanh methylene hoặc fuchsin sau đó quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 100×, nấm mốc và nguyên sinh vật có thể quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi ở vật kính 10× hoặc 40×.

 

Câu 4: Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường. Khuẩn lạc ở các vi sinh vật khác nhau có hình thái đặc trưng như thế nào?

Trả lời:

 - Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.

 - Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.

 - Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…

Câu 5: Lấy ví dụ minh họa cho phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Nhận biết sự có mặt của enzyme catalase trong hai mẫu vi khuẩn: mẫu vi khuẩn có catalase sẽ phản ứng với nước oxi già (H2O2) để tạo ra nước và oxygen, ngược lại, vi khuẩn không có catalase sẽ không phản ứng với nước oxi già.

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nêu một số ví dụ về vi sinh vật hóa dị dưỡng được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

Ví dụ:

 - Lên men rượu: sản xuất rượu bia

 - Lên men lactic: muối dưa, làm sữa chua

Câu 2: Cơ sở khoa học nào để sử dụng nước oxi già có chứa khoảng 3% H2O2 để khử trùng vết thương.

Trả lời:

Cơ sở khoa học: Trong cơ thể hầu hết các sinh vật sống đều tồn tại catalase ® khi mô bị tổn thương, enzyme này sẽ được giải phóng ® tiếp xúc với H2O2 ® phân hủy H2O2 thành H2O và O2. Oxygen sinh ra sẽ tạo hiện tượng sủi bọt ® làm sạch các mảnh vụn mô và làm giảm số lượng vi khuẩn ở vết thương.

Câu 3: Nếu chỉ cung cấp nguồn carbon và năng lượng thì vi sinh vật có thể phát triển được không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu chỉ cung cấp nguồn carbon và năng lượng thì vi sinh vật không thể phát triển được. Vì bên cạnh việc cung cấp nguồn carbon và năng lượng phù hợp, sự sinh trưởng phát triển của các vi sinh vật cũng cần nhiều yếu tố khác.

Câu 4: Trong thực tế, vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;…

Câu 5: Kể tên một số dung dịch sát khuẩn vết thương mà em biết.

Trả lời:

Một số dung dịch sát khuẩn vết thương: Povidone, Betadine hoặc nước muối sinh lý, dung dịch Ringer, cồn,...

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vi sinh vật phân bố như thế nào trên bề mặt da của cơ thể người?

Trả lời:

 - Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên có nhiều loại vi sinh vật ký sinh trên da và chủ yếu là các vi sinh vật có mặt tạm thời. Các loại vi sinh vật này lấy thức ăn trên da từ các chất tiết của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn. Chúng phân bố dày hơn ở những vùng da ẩm như da đầu, da mặt, kẽ ngón tay, ngón chân, nách. Tùy vị trí, số lượng vi khuẩn trên da có thể từ 102 - 103 vi sinh vật/cm2 da.

 - Trên da thường tồn tại các loại vi sinh vật: Cầu khuẩn gram dương (Peptostreptococcus, Micrococcus sp. và S.epidermidis) và trực khuẩn gram dương (Propionibacterium, Corynebacterium, Bacillus, Diphtheroid).

 - Việc vệ sinh tắm rửa thường xuyên có thể làm giảm tới 90% vi sinh vật trên da. Tuy nhiên, sau vài giờ chúng sẽ nhanh chóng được bổ sung từ tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, các vùng da lân cận và từ môi trường. Vì vậy, con người cần thường xuyên vệ sinh cơ thể để kiểm soát sự gia tăng của vi sinh vật trên da.

Câu 2: Vi khuẩn có lợi và gây hại có đặc điểm gì trong đường tiêu hóa ở người?

Trả lời:

 - Lợi khuẩn chiếm 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại trong đường ruột. Sự gia tăng của vi sinh vật có lợi được thúc đẩy bởi quá trình sinh con tự nhiên (đẻ thường) và nuôi con bằng sữa mẹ. Những loại lợi khuẩn điển hình có thể kể đến là: Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... Lactobacilli và Bifidobacteria làm nhiệm vụ tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể. Một số chủng Lactobacilli và Bifidobacteria còn có khả năng trung hòa miễn dịch, giúp giảm các bệnh lý dị ứng.

 - Lợi khuẩn có vai trò tăng cường sức khỏe cho con người nhờ khả năng tổng hợp vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay