Bài tập file word Sinh học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
(PHẦN 5 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu tính chất của nước.

Trả lời:

- Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

- Sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC.

- Có tính phân cực nên có khả năng hòa tan nhiều chất nhưng không hòa tan được dầu, mỡ,…

- Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Có khả năng kết hợp với các chất hóa học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

Câu 2: Trình bày quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

Trả lời:

Trong mạch gỗ

Trong mạch rây

Vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ.

Vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng.

Vận chuyển theo chiều đi lên (các chất từ rễ lên thân, lá…).

Vận chuyển theo chiều đi xuống (các chất được tổng hợp từ lá được vận chuyển xuống các cơ quan khác của cây).

Câu 3: Trình bày con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật.

Trả lời:

- Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

- Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

+ Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.

+ Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

+ Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.

+ Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.

+ Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.

+ Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.

+ Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.

→ Thông qua hoạt động tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ và cung cấp cho các cơ quan nhờ sự phối hợp của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Câu 4: Em hiểu thế nào về chuyển hóa năng lượng? Nêu dạng năng lượng chính trong cơ thể sinh vật. Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Trả lời:

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Dạng năng lượng chính trong cơ thể sinh vật: Hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Trong hoạt động sống của tế bào, quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

Câu 5: Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?

Trả lời:

Các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp: ánh sáng, nước, carbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 6: Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản khô là gì? Bảo quản khô được áp dụng cho thực phẩm nào?

Trả lời:

- Cơ sở khoa học: Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm.

- Loại thực phẩm được áp dụng: chủ yếu là các loại hạt giống (đối với các loại ngũ cốc, độ ẩm tối ưu khoảng 11 – 12%, độ ẩm giới hạn là 14 – 15%). Ngoài ra, có thể dùng để bảo quản 1 số loại thịt, cá,…

Câu 7: Khí khổng phân bố như thế nào?

Trả lời:

Sự phân bố khí khổng: Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá.Ở cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.

Câu 8: Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này đang thiếu muối đạm, trong khi đó một ý kiến khác lại cho rằng cây đang bị thiếu muối kali.

  1. a) Em hãy tìm hiểu và cho biết ý kiến nào đúng. Vì sao?
  2. b) Em hãy nêu cách để có thể xác định được cây đang thiếu muối loại nào.

Trả lời:

  1. a) Các loại rau trồng ăn lá, thân (rau muống, cải bắp,...); các loại cây lấy quả, hạt (lúa, ngô, cà chua,...) cần bón nhiều phân đạm vì đạm thúc đẩy sự sinh trưởng của cây, tăng phân cành, đẻ nhánh, tăng số lượng và kích thích lá. Các loại cây lấy củ (khoai lang, cà rốt,...) cần bón nhiều phân kali vì kali thúc đẩy quá trình tổng hợp tinh bột. Như vậy, các cây ăn quả trong vườn đang bị vàng lá là do thiếu muối đạm.
  2. b) Cách đơn giản nhất là bón thử một trong hai loại phân cho cây. Khi bón loại nào mà thấy lá cây xanh trở lại thì xác định cây đang thiếu loại phân đó.

Câu 9: Nêu các biện pháp khắc phục thiếu hụt từng chất dinh dưỡng ở cây trồng.

Trả lời:

- Khắc phục thiếu đạm (N): Thêm chất hữu cơ vào đất. Tăng cường bón phân đạm, luân canh. Dùng Urea hòa vào nước với tỷ lệ 0,25-0,5% và phun lên lá. 

- Khắc phục thiếu lân (P): Điều chỉnh pH bằng cách bón vôi nếu đất quá chua. Bón phân lân. 

- Khắc phục thiếu Kali (K): Bón phân kali và tận dụng các nguồn tàn dư thực vật vùi lấp lại cho đất. 

- Khắc phục thiếu Canxi (Ca): Bón vôi trong trường hợp đất chua. Bón CaSO4 (thạch cao) hoặc những nguồn canxi khác ở những nơi không có vôi. Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,75-1% hoặc MgSO4 nồng độ 2% qua lá.

- Khắc phục thiếu lưu huỳnh (S): Dùng phân có hàm lượng lưu huỳnh cao như SA, supe lân, thạch cao hoặc bón lưu huỳnh nguyên tố. 

- Khắc phục thiếu kẽm (Zn):Bón kẽm sunfat (ZnSO4) vào đất. Phun dung dịch kẽm sulfat 0,1-0,5% qua lá. 

- Khắc phục thiếu sắt (Fe): Phun lên lá dung dịch sắt sunfat 2% hoặc dung dịch phức sắt – chelat 0,02-0,05%. 

- Khắc phục thiếu đồng (Cu): Bón vào đất phân đồng hoặc phun dung dịch đồng sunfat (CuSO4) nồng độ 0,1-0,2%. 

- Khắc phục thiếu bo (B): Bón vào đất nguồn phân bo hoặc phun dung dịch borax 0,1-0,25%. 

- Khắc phục thiếu Molypden (Mo): Bón vào đất Na2MoO4 hoặc NH4 MoO4. Phun lên lá dung dịch NH4 MoO4 0,07-0,1%.

Câu 10: Tại sao người ta thường tránh nắng dưới bóng cây?

Trả lời:

Vào những ngày trời nắng, người ta thường tránh nắng dưới bóng cây vì tán lá che bớt ánh sáng mặt trời và ở cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của môi trường khiến không khí xung quanh mát mẻ hơn.

Câu 11: Nên uống nước vào những thời điểm nào trong ngày?

Trả lời:

- Ngay khi thức dậy.

- Trước khi đi ngủ 2 giờ

- Trước khi tắm.

- Trước và sau khi ăn.

- Trước khi ăn nhẹ hoặc ăn vặt.

- Khi bị bệnh.

- Khi mệt mỏi.

- Trước và sau khi tập thể dục.

Câu 12: Tại sao việc trao đổi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người?

Trả lời:

Trao đổi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người vì nó liên quan trực tiếp đến việc cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Quá trình này giúp cơ thể duy trì hoạt động của các cơ quan và hệ thống cũng như phục hồi tế bào và mô. Ngoài ra, trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến cân nặng, sức đề kháng và năng suất lao động. Nếu trao đổi chất không hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, và rối loạn chuyển hóa. Do đó, việc duy trì một trao đổi chất lành mạnh rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt.

Câu 13: Nêu lợi ích của biện pháp "canh tác theo chiều thẳng đứng".

Trả lời:

Lợi ích:

- Tối đa hoá diện tích tiếp xúc ánh sáng. Năng suất có thể còn cao hơn nếu cải thiện được nguồn sáng.

- Không bị ảnh hưởng bởi thay đổi về mùa vụ, sâu bệnh hay khô hạn, chỉ đòi hỏi một phần ba lượng nước và một phần tư lượng phân bón, không cần thuốc trừ sâu.

Câu 14: Vì sao người ta lại chọn phương pháp phơi khô các loại hạt trước khi đưa vào kho bảo quản?

Trả lời:

Các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản để làm giảm độ ẩm của các loại hạt, quá trình hô hấp bị ức chế nên hạt có thể bảo quản lâu hơn.

Câu 15: Quá trình trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì đến quá trình tuần hoàn?

Trả lời:

Quá trình trao đổi khí ở sinh vật liên quan chặt chẽ đến quá trình tuần hoàn. Khi sinh vật hít thở sẽ lấy oxy vào và thải ra khí carbonic. Oxy được vận chuyển vào phế nang ở phổi và tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang, rồi đưa CO2 ra khỏi cơ thể thông qua quá trình thở ra.

Câu 16: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

  1. a) Tại sao ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người?
  2. b) Nêu những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn.
  3. c) Tại sao trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên?
  4. d) Nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm?

Trả lời:

  1. a) Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũydần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
  2. b) Đau bụng, nôn mửa, xanh xao, chóng mặt, ...
  3. c) Do trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm có sức đề kháng kém, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm.
  4. d) Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm:

- Đảm bảo điều kiện chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách, hợp vệ sinh.

- Nên mua thực phẩm tại những nơi uy tín, đã được kiểm định chất lượng.

- Tăng cường công tác quản lý, bài trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm trái phép, không đảm bảo vệ sinh.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn uống khoa học.

Câu 17: Có ba người A, B, C tham gia một nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu sử dụng nước của cơ thể. Kết quả thu được ở bảng sau.

Đối tượng

A

B

C

Nhu cầu sử dụng nước (ml/ngày)

1800

650

3500

Em hãy xác định ba người tham gia nghiên cứu là những đối tượng nào sau đây. Giải thích.

  1. a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày.
  2. b) Người trên 50 tuổi.
  3. c) Người làm công việc văn phòng.

Trả lời:

  1. a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày: cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn qua quá trình toát mồ hôi nên cần bù lại một lượng nước lớn đối tượng C.
  2. b) Người trên 50 tuổi: các hoạt động trong cơ thể giảm đi nên nhu cầu nước cũng giảm so với người trẻ tuổi > đối tượng B.
  3. c) Người làm công việc văn phòng: các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra với mức độ bình thường nên cần một lượng nước tương đối - đối tượng A.

Câu 18: Lấy ví dụ chứng minh nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Đối với cơ thể con người nước chiếm 70 % ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60 % khi trưởng thành, 85 % khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước.

Câu 19: Trình bày con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.

Trả lời:

- Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây: Một số tế bào biểu bì ở rễ kéo dài tạo thành lông hút. Lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng trong đất.

- Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ:Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.

- Sau khi nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sẽ được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Câu 20: Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra điều gì? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể.

- Ví dụ:

  • Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán,… có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay