Bài tập file word Sinh học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
(20 CÂU)
Câu 1: Sinh trưởng ở sinh vật là gì? Phát triển ở sinh vật là gì? Giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
Câu 2: Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu khái niệm và phân loại mô phân sinh.
Trả lời:
- Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.
- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.
- Phân loại mô phân sinh: Ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh gồm có 2 loại là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
Câu 3: Nêu một số nhân tố môi trường bên trong và bên ngài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trả lời:
- Một số nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…
- Một số nhân tố môi trường bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: hormone, yếu tố di truyền, giới tính,…
Câu 4: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
- Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.
- Ánh sáng: là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển sinh vật.
- Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật. Nước tham gia vào các quá trình sống trong cơ thể nên thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 5: Phân biệt mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
Trả lời:
- Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.
- Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
Câu 6: Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn nào?
Trả lời:
Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn lần lượt là: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.
Câu 7: Vì sao chó, mèo hay sưởi nắng vào ban ngày?
Trả lời:
Việc sưởi nắng vào ban ngày giúp chó, mèo tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng cường sản sinh ra vitamin D giúp phát triển xương. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp các động vật này thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.
Câu 8: Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn nào?
Trả lời:
Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành xảy ra nhiều sự biến đổi về hình thái.
Câu 9: Vì sao có hiện tượng phân tầng ở rừng mưa nhiệt đới?
Trả lời:
Sự phân tầng của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới do nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài sinh vật: thực vật ưa sáng sẽ ở tầng cao còn thực vật ưa bóng sẽ ở tầng sàn rừng.
Câu 10: Vòng đời của chó trải qua các giai đoạn nào?
Trả lời:
Vòng đời của chó trải qua các giai đoạn: giai đoạn phôi, giai đoạn chó con, giai đoạn chó trưởng thành. Sự sinh trưởng và phát triển ở chó không trải qua biến thái.
Câu 11: Nêu một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt.
Trả lời:
- Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất. Khi sử dụng chất kích trong trồng trọt, cần thận trọng và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… để tận dụng nguồn ánh sáng, nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau.
Câu 12: Ở người, sự sinh trưởng và phát triển biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Biểu hiện của sự tăng trưởng là: Sự tăng về chiều cao và cân nặng cơ thể, tóc và móng mọc dài ra liên tục.
- Biểu hiện của sự phát triển: Sự thay răng sữa ở trẻ, dấu hiệu hoàn thiện chức năng sinh sản (kinh nguyệt ở nữ, có dấu hiệu xuất tinh đầu tiên ở nam).
Câu 13: Nêu một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi.
Trả lời:
- Điều hoà sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi như bổ sung vitamin A, C, D, E... cho lợn, trâu, bò;…
- Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi như đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại đủ ánh sáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi;…
Câu 14: Tại sao sinh trưởng và phát triển quan trọng đối với sự tồn tại của sinh vật?
Trả lời:
Sinh trưởng và phát triển là quá trình cần thiết để các sinh vật tồn tại và duy trì loài vì:
- Tăng cường sức sống và sinh sản: Sinh trưởng và phát triển giúp cơ thể phát triển thành hình dạng và kích thước phù hợp để đáp ứng các yêu cầu sinh tồn như di chuyển, tìm kiếm thức ăn và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nó cũng cung cấp khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ tiếp theo để duy trì loài.
- Tích lũy chất dinh dưỡng và năng lượng: Quá trình sinh trưởng và phát triển đồng nghĩa với việc tăng cường tổng khối lượng tế bào và mô của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng lớn hơn để duy trì hoạt động sống.
- Phong phú nguồn gen: Các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng tạo ra các cơ hội để di truyền các đặc điểm mới thông qua giao phối, làm phong phú nguồn gen và tăng khả năng thích ứng của loài.
- Tăng cường khả năng chống chịu và cạnh tranh: Sinh trưởng và phát triển tạo ra một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của sinh vật trong môi trường tự nhiên.
Câu 15: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có sự khác biệt giữa các loài không?
Trả lời:
- Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có sự khác biệt giữa các loài. Mỗi loài sinh vật có kiểu sinh trưởng và phát triển riêng, phụ thuộc vào gen và môi trường sống.
- Gen quyết định sự phát triển của một sinh vật. Mỗi loài có kiểu gen riêng, tạo thành các đặc điểm riêng biệt trong cách sinh trưởng và phát triển.
- Ngoài ra, môi trường sống cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất dinh dưỡng và sự tác động của các yếu tố sinh thái như cạnh tranh và tương tác giữa các loài có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển.
Câu 16: Tại sao độ ẩm là yếu tố quan trọng để các loài cá và ấu trùng của chúng phát triển?
Trả lời:
Độ ẩm là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài cá và ấu trùng của chúng:
- Quá trình hô hấp: Các loài cá và ấu trùng thường hô hấp thông qua mang hoặc bề mặt da. Độ ẩm cao giúp duy trì độ ẩm trong môi trường xung quanh, giúp việc hô hấp trở nên hiệu quả hơn và giúp loài cá và ấu trùng thoát khỏi các vấn đề liên quan đến thiếu nước.
- Quá trình cấp nước: Độ ẩm là yếu tố quyết định việc cung cấp nước cho cơ thể cá và ấu trùng.
- Quá trình cải thiện sinh sản: Độ ẩm cao có thể tạo điều kiện tốt cho việc đẻ trứng và phát triển của ấu trùng.
- Môi trường sống và môi trường sinh sống: Độ ẩm ảnh hưởng đến môi trường sống và môi trường sinh sống của các loài cá và ấu trùng. Độ ẩm không đủ có thể làm suy giảm nguồn thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản, và làm thay đổi môi trường tự nhiên.
Câu 17: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của bọ cánh cứng?
Trả lời:
- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng là loài côn trùng phát triển qua biến thái hoàn toàn, chúng phải trải qua một giai đoạn ở dạng ấu trùng trước khi nở thành côn trùng trưởng thành.
- Nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của bọ cánh cứng. Thường thì nhiệt độ cao đẩy nhanh quá trình phát triển, trong khi nhiệt độ lạnh thường làm chậm quá trình này. Các giai đoạn phát triển trong quá trình biến thái của bọ cánh cứng, chẳng hạn như ấu trùng và nhộng, thường được điều chỉnh bởi nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ tối ưu tạo điều kiện cho quá trình tiếp tục, trong khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm gián đoạn hoặc ngừng hoàn toàn quá trình phát triển.
- Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến mức độ sinh sản của bọ cánh cứng. Nhiệt độ thích hợp có thể tăng khả năng sinh sản của côn trùng, trong khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể giảm hoặc ngăn chặn khả năng sinh sản của chúng.
- Do đó, nhiệt độ môi trường là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của bọ cánh cứng và có thể ảnh hưởng đến sự sống và sinh sản của chúng.
Câu 18: Hãy giải thích cụm từ “Tốt quá cũng dở” đối với việc tưới nước và bón phân.
Trả lời:
- Tưới nước quá mức sẽ khiến cây bị úng thủy mà không hấp thụ được nước và muối khoáng.
- Bón nhiều cho cây gây lãng phí, ô nhiễm và có thể gây độc cho cây.
Câu 19: Hãy liệt kê ba động vật phát triển không có sự biến đổi hình thái, ba động vật có sự biến đổi ít về hình thái và ba động vật có biến đổi lớn về hình thái qua các giai đoạn phát triển.
Trả lời:
- Động vật không có biến đổi về hình thái trong quá trình phát triển: gà, bò, rắn,…
- Động vật có ít biến đổi về hình thái trong quá trình phát triển: ếch, cóc, châu chấu,…
- Động vật có biến đổi lớn về hình thái trong quá trình phát triển: cánh cam, bướm, bọ rùa,…
Câu 20: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Trả lời:
Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, thân nhiệt của gia súc cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể của chúng mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để cung cấp năng lượng cho hoạt động và làm ấm cơ thể.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần sinh học bài: Ôn tập chủ đề 8, 9 (1 tiết)