Bài tập file word toán 7 chân trời bài 10: Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Bộ câu hỏi tự luận toán 7 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 7 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 10. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC (21 BÀI)1. NHẬN BIẾT (10 BÀI)
Bài 1: Hình nào dưới đây là hình lăng trụ đứng tam giác ?
Đáp án:
Hình lăng trụ đứng tam giác có hai đáy là hai tam giác, hai mặt đáy song song với nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó, trong các hình đã cho thì hình lăng trụ đứng tam giác là:
Bài 2: Hình nào dưới đây là hình lăng trụ đứng tứ giác ?
Đáp án:
Hình lăng trụ đứng tứ giác có hai đáy là tứ giác nằm trong hai mặt song song với nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó, trong các hình đã cho, hình lăng trụ đứng tứ giác là:
Bài 3: Cho hình lăng trụ đứng tam giác như hình vẽ.
Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng là?
Đáp án:
Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng là: AA’, BB’, CC’.
Bài 4: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như hình vẽ.
Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng là?
Đáp án:
Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng là: Hình ABCD và hình A’B’C’D’.
Bài 5: Trong các hình sau, hình nào là hình lăng trụ đứng tứ giác?
Đáp án:
Bài 5: Gọi tên đỉnh, cạnh đáy, cạnh bên, mặt đáy, mặt bên của hình lăng trụ đứng tứ giác.
Đáp án:
Đỉnh: M, N, P, Q, M’, N’, P’, Q’.
Cạnh đáy:
Bài 6: Trong các hình sau đây, hình vẽ nào biểu diễn một hình lăng trụ đứng?
Đáp án:
Hình 3; 4; 5 biểu diễn một hình lăng trụ đứng.
Bài 7: Hình lăng trụ đứng tam giác có bao nhiêu mặt?
Đáp án:
Lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt.
Bài 8: Số cạnh của hình lăng trụ đứng tam giác là?
Đáp án:
Lăng trụ đứng tam giác có 9 cạnh.
Bài 9: Các mặt bên của hình lăng trụ tứ giác là hình gì?
Đáp án:
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tứ giác đều là hình chữ nhật.
Bài 10: Mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là hình:
Đáp án:
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác đều là hình chữ nhật.
2. THÔNG HIỂU (5 BÀI)
Bài 1: Quan sát và gọi tên các đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh đáy, cạnh bên của hình lăng trụ đứng tam giác ở hình vẽ sau.
Đáp án:
Các đỉnh A, B, C, M, N, P.
Các cạnh đáy: AB, AC, BC, MN, MP, NP.
Các cạnh bên AM, BN, CP.
Các mặt đáy là các tam giác ABC và MNP .
Các mặt bên là các hình chữ nhật ABNM , BCPN , ACPM .
Bài 2: Quan sát và gọi tên các đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh đáy, cạnh bên của hình lăng trụ đứng tứ giác ở hình vẽ sau.
Đáp án:
Các đỉnh A , B , C , D , M , N , P , Q
Các cạnh đáy: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM.
Các cạnh bên AM, BN, CP, DQ.
Các mặt đáy là các tứ giác ABCD và MNPQ.
Các mặt bên là các hình chữ nhật ABNM, BCPN, DCPQ, ADQM.
Bài 3: Trong hình lăng trụ đứng sau có bao nhiêu mặt, bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh.
Đáp án:
Trong hình lăng trụ trên có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh;
Bài 5: Cho hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang vuông. Hãy kể tên:
- a) Các cạnh song song với AD ;
- b) Các cạnh song song với AB ;
Đáp án:
Các cạnh song song với AD là BC,FG,EH.
Các cạnh song song với AB là EF .
3. VẬN DỤNG (4 BÀI)
Bài 1: Điền đầy đủ các kích thước vào hình khai triển của các hình lăng trụ ở hình đưới đây
Đáp án:
Bài 2: Trong các hình khai triển đưới đây, hình nào gấp lại được thành một hình lăng trụ đứng?
Đáp án:
Hình khai triển a là hình gấp lại được thành một hình lăng trụ đứng tam giác.
Bài 3: Trong các hình khai triển đưới đây, hình nào gấp lại được thành một hình lăng trụ đứng?
Đáp án:
Hình khai triển a,b là hình gấp lại được thành một hình lăng trụ đứng tam giác.
Bài 4: Người ta cưa một khối gỗ có dạng một hình lập phương như hình vẽ và được hai hình lăng trụ.
- Đáy của lăng trụ đứng nhận được là tam giác vuông, tam giác cân, hay là tam giác đều?
- Các mặt bên của mỗi lăng trụ đứng nhận được có phải tất cả đều là hình vuông không?
Đáp án:
- a) Đáy của lăng trụ đứng nhận được là tam giác vuông cân.
- b) Các mặt bên nhận được có hai hình vuông và một mặt nhận được.
4. VẬN DỤNG CAO (2 BÀI)
Bài 1: Từ hình khai triển trong hình vẽ sau có thể gấp theo các cạnh để có được một lăng trụ đứng hay không? ( Các tứ giác trên hình đều là những hình chữ nhật).
Trong hình vừa gấp được, xét xem các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng:
- Cạnh AD vuông góc với cạnh AB.
- EF và CF là hai cạnh vuông góc với nhau.
- Cạnh DE và cạnh BC vuông góc với nhau.
Đáp án:
Gấp được thành một hình lăng trụ đứng.
Sau ghi gấp ta được một hình lăng trụ đứng như hình bên.
Các phát biểu trên đều là đúng.
Bài 2: Quan sát các hình lăng trụ đứng trong các hình vẽ sau rồi điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng dưới đây
Hình | a | b | c |
Số cạnh của một đáy | 3 | ||
Số mặt bên | 4 | ||
Số đỉnh | |||
Số cạnh bên | 5 |
Đáp án
Bảng được điền như sau:
Hình | a | b | c |
Số cạnh của một đáy | 3 | 4 | 5 |
Số mặt bên | 3 | 4 | 5 |
Số đỉnh | 6 | 8 | 10 |
Số cạnh bên | 3 | 4 | 5 |
=> Giáo án toán 7 chân trời bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác- Hình lăng trụ đứng tứ giác ( 2 tiết)