Câu hỏi tự luận Công dân 7 cánh diều Ôn tập từ bài 10 - bài 12 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 10 - bài 12 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 10 – 12

NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI – PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

Câu 1: Bản thân em đã có những biện pháp gì để giúp mình không sa vào tệ nạn xã hội?

Trả lời:

Để mình không sa vào các tệ nạn xã hội và đóng góp và phòng chống tệ nạn xã hội:

  • Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã hội…

Bên cạnh đó, em cũng cố gắng để góp một phần nhỏ công sức của mình trong phòng chống tệ nạn như:

  • Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...

  • Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;

  • Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý

  • Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn

  • Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.

Câu 2: Tại sao nói tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác?

Trả lời:

Sở dĩ nói: Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác" bởi vì chính tệ nạn xã hội hủy hoại sức khỏe tinh thần và đạo đức của con người. Làm tiêu tán của cải vật chất và tan vỡ hạnh phúc gia đình, những hậu quả này khiến con người rơi vào tuyệt vọng, không làm chủ được chính mình và dễ dáng sa vào con đường tội ác. HS lấy ví dụ để chứng minh như: Tệ nạn ma túy thì dẫn đến hậu quả gì....và không ít những tội ác đã làm đau lòng mọi người chỉ vì nghiện ma túy như giết người, cướp của....

Câu 3: Tại sao phải phòng chống tệ nạn xã hội?

Trả lời:

Phòng tránh tệ nạn xã hội là nhằm mục đích tránh những hậu quả xấu của tệ nạn gây nên đối với con người và xã hội xung quanh. Nhưng hậu quả xấu mà có thể thấy như căn bệnh xã hội HIV/AIDS, tội phạm do tệ nạn gây nên, gia đình ly tán, kinh tế sụt giảm,... Những tác hại của tệ nạn này sẽ khiến cho con người, xã hội bị thụt lùi cả về đạo đức, văn hoá và kinh tế.

Câu 4: Theo em, cách phòng chống tệ nạn xã hội nào là hiệu quả nhất?

Trả lời:

+ Ban hành những văn bản pháp luật:

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục:

+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội:

Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…

+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt.

Câu 5: Nhà nước cần làm gì để giảm tệ nạn xã hội?

Trả lời:

  • Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;

  • Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;

  • Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;

  • Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…

  • Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;

  • Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;

  • Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả

Câu 6: Em hãy nêu cách phòng chống tệ nạn mại dâm.

Trả lời:

- Rà soát, cập nhật thông tin về tình hình các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, tình hình di biến động của các đối tượng có liên quan đến tệ nạn mại dâm; tích cực phòng ngừa, ngăn chặn các vụ vi phạm.

- Tổ chức các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp, chuyển đổi nghề nghiệp, hòa nhập cộng đồng bền vững.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong việc phối hợp cảm hóa, hỗ trợ tư vấn tâm lý, giới thiệu việc làm, giúp người bán dâm có điều kiện ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa phương trọng điểm và phức tạp. Phối hợp với các ngành liên quan thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh tệ nạn mại dâm, thông qua đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống mại dâm và xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm.

Câu 7: A là học sinh lớp 10 do đua đòi bạn bè xấu đã bị dính vào ma túy, sức khỏe kém, bỏ học nhiều nên đã bị nhà trường đuổi học. Được sự quan tâm, vận động của gia đình, A quyết tâm cai nghiện ma túy. A muốn hỏi xem pháp luật quy định có những biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy nào? Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A không có điều kiện điều trị mua thuốc cắt cơn tại gia đình, liệu A có thể đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng có được không?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy năm 2008, hiện nay, có các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy sau đây:

Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:

- Cai nghiện ma túy tự nguyện;

- Cai nghiện ma túy bắt buộc.

Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:

- Cai nghiện ma túy tại gia đình;

- Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

- Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Trong đó, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.

Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.

Trường hợp của A thuộc đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng:

- Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.

 Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, A có thể đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

Câu 8: Trình bày trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.

Trả lời:

  • Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;

  • Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;

  • Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;

  • Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.

  • Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.

Câu 9: Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.

Trả lời:

Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,…

Câu 10: Nêu tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:

Trả lời:

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

Câu 11: Nêu tác hại tệ nạn xã hội đối với gia đình.

Trả lời:

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Câu 12: Nêu tác hại tệ nạn xã hội đối với xã hội.

Trả lời:

+ Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

+ Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, ma túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

+ Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

+ Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

Câu 13:  Em hãy lập bảng liệt kê tác hại của tệ nạn xã hội mà em biết. Từ đó, rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn nhằm tránh xa tệ nạn xã hội.

Trả lời:

Số thứ tự

Loại tệ nạn xã hội

Hậu quả

1

Hút thuốc lá điện tử

- Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội:

+ Gây các bệnh về hệ hô hấp, ảnh hưởng đến phổi, hệ tim mạch, hệ thần kinh.

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến việc học.

+ Không kiểm soát được hành vi.

- Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội:

+ Khủng hoảng về tài chính, tinh thần

+ Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm

- Đối với xã hội:

+ Làm suy thoái giống nòi.

+ Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội

2

Đánh bài bạc

- Đối với người vướng vào tệ nạn xã hội:

+ Tinh thần giảm sút, mất tinh thần học tập.

+ Tha hóa về đạo đức, dễ vi phạm pháp luật.

- Đối với gia đình của người vướng vào tệ nạn xã hội:

+ Ảnh hưởng tài chính, tinh thần

+ Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm

+ Nguy cơ bạo lực gia đình.

- Đối với xã hội:

+ Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội.

+ Nguy cơ bạo lực gia đình.

Câu 14: Năm ngoái, cô K bị lừa sang Trung quốc và bị bán vào ổ mại dâm. Sau đó, K đã được giải cứu và mới trở về nhà. Vừa qua, khu xóm N có chịX chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của K, X tỏ rõ thái độ khinh miệt K.Gần đây chị Xcòn rêu rao sự việc của K. Xin hỏi hành vi này của chị X có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Hành vi của X vi phạm khoản 9, khoản 10 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt,đối xử tiết lộ thông tin về nạn nhân mua bán người khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.

Với hành vi vi phạm này, X sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống mua bán người. Theo đó, “người thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Câu 15: Lâm 13 tuổi. Một lần Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm. Theo em bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

- Bố mẹ Lâm cư xử như vậy là không đúng vì cha mẹ thì phải chịu trách nhiệm vì hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác vì Lâm 13 tuổi.

- Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ do cha mẹ cho Lâm đi xe máy trong khi độ tuổi Lâm chưa cho phép và Lâm lại đi vào đường ngược chiều.

Câu 16: Bố mẹ Hoa sinh được hai chị em Hoa. Năm nay Hoa học lớp 8 còn cậu em trai học lớp 6. Cách đây vài ngày, Bố nói với Hoa: "Bố thấy con là con gái nên không cần phải học hành nhiều, em con là con trai thì nên để cho nó ăn học đến nơi đến chốn. Bố mẹ đã quyết định sau khi học xong lớp 8, con sẽ nghỉ học để phụ mẹ bán hàng giúp đỡ gia đình". Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Hoa hay không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến của bố bạn Hoa. Bởi vì trong việc học tập cũng như bất cứ việc gì khác, mọi hành vi, suy nghĩ phân biệt đối xử giữa con cái trong gia đình đều là không đúng. Cả con trai và con gái đều có cơ hội học tập như nhau.

Câu 17: Em hãy nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

Trả lời:

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;…

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức;…

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;…

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,…

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu; nuôi dưỡng cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự không có người nuôi dưỡng,…

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại,…

Câu 18: Em nên làm những việc gì để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình?

Trả lời:

- Để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, em cần:

  • Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà

  • Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu.

  • Nghiêm cấm hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ

  • Thương yêu, chăm sóc giúp đỡ anh chị em trong gia đình.

Câu 19: Em sẽ mg xử như thế nào trong các trường hợp sau?

  1. a) Bạn mới hút heroin.

  2. b) Bạn rủ chơi bài ăn tiền.

  3. c) Người lạ rủ đi chơi.

  4. d) Người khác nhờ mang hộ đồ mà không rõ là gì.

Trả lời:

  1. a) Khi bạn mời hút heroin em sẽ từ chối và khuyên bạn không nên thử vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và vi phạm pháp luật.

  2. b) Từ chối và khuyên bạn không nên tổ chức chơi bài ăn tiền vì vi phạm pháp luật.

  3. c) Từ chối, vì có thể sẽ nguy hiểm không lường trước.

  4. d) Từ chối vì không biết đó là đồ gì, có thể gây nguy hiểm.

Câu 19: Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày (chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc)

Trả lời:

- Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc (góp ý, trao đổi, bàn bạc)

- Cha đón em bé sau giờ làm việc

- Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm

- Em giúp cha mẹ đón em, cho em ăn, tắm rửa và chơi với em

- Em quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà cho cha

- Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng

- Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ốm

- Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà

Câu 20: Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em?

Trả lời:

- Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn, vất vả và bất hạnh.

- Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, gia đình bất hạnh, em sẽ bị xã hội lên án.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay