Câu hỏi tự luận Công dân 7 cánh diều Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4 – 6

GIỮ CHỮ TÍN – BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ – NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG

Câu 1: Em có đồng ý với quan điểm sau không; “Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa”

Trả lời:

- Không đồng tình với ý kiến vì: ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận còn có những danh lam thắng cảnh, lễ hội, … chưa được công nhận tại các địa phương những vẫn được gọi là di sản văn hóa, như: lễ hội Phủ Dầy (Nam Định), lễ hội Đền Trần (Thái Bình), Hồ Ba Bể, dân ca Sán Chi (Bắc Giang)

Câu 2: Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể.

Trả lời:

- Một số tình huống gây căng thẳng:

+ Đặt mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân: Năng lực của bản thân có hạn nhưng đặt mục tiêu quá cao khiến cho bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng.

=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.

+ Kết quả học tập không như mong muốn: Khi đạt mục tiêu về điểm số nhưng không đạt được sẽ tạo cảm giác buồn chán.

=> Tình huống căng thẳng về cảm xúc.

+ Ốm đau, bệnh tật,...: gây ra những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi về thể chất.

=> Tình huống căng thẳng về thể chất.

Câu 2: Nêu nguyên nhân gây ra tâm lý căng thẳng.

Trả lời:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;

+ Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;

+ Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống;...

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối

+ Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;

+ Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...

Câu 3: Trình bày những hành vi thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa.

Trả lời:

Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:

Không đập phá di sản văn hóa

giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa

Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể

Câu 4: Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa?

Trả lời:

Bởi những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc , thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 5: Những ảnh hưởng mà tâm lý căng thẳng gây ra.

Trả lời:

- Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống.

Câu 6: Thế nào là tâm lý căng thẳng?

Trả lời:

Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất).

Câu 6: Chỉ ra biểu hiện của cơ thể em khi bị căng thẳng.

Trả lời:

- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:

+ Lo lắng, sợ hãi.

+ Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.

+ Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.

Câu 7: Em hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau:

Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V: “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi”.

Trả lời:

Nguyên nhân gây căng thẳng là: bạo lực gia đình.

Câu 8: Thế nào là tâm lý căng thẳng?

Trả lời:

Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất).

Câu 9: Nêu những biểu hiện căng thẳng.

Trả lời:

- Biểu hiện khi căng thẳng:

+ Cơ thể mệt mỏi;

+ Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;

+ Hay lo lắng, buồn bực;

+ Dễ cáu gắt, tức giận;

+ Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...

Câu 10: Hậu quả của việc không giữ chữ tín là gì?

Trả lời:

Người không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin; không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người; đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân và đối tác.

Câu 11: Câu tục ngữ "Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang" khuyên chúng ta điều gì

Trả lời:

Câu tục ngữ "Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang" khuyên chúng ta nên biết giữ chữ tín, không lừa lọc người khác.

Câu 12: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mình với tất cả mọi người.

  2. b) Làm tốt công việc mình đã cam kết chính là giữ chữ tín.

  3. c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.

  4. d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.

  5. e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Trả lời:

Ý kiến a: Em đồng tình vì chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

Ý kiến b: Em đồng tình vì muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần thực hiện tốt công việc như bản thân đã cam kết.

Ý kiến c: Em đồng tình vì giữ lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa đó.

Ý kiến d: Em không đồng tình vì bất cứ ai kể cả người lớn và trẻ con đều phải giữ chữ tín.Nếu một đứa trẻ thường xuyên hứa nhưng không thực hiện được sẽ làm mất niềm tin của mọi người xung quanh.

Ý kiến e: Em đồng tình vì người thất tín sẽ không ai tin chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin đã mất.

Câu 13: Nêu nguyên nhân gây ra tâm lý căng thẳng.

Trả lời:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;

+ Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;

+ Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống;...

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối

+ Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;

+ Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...

Câu 14: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Tình huống mà em từng gặp: trên đường đi học về, em gặp một người lạ đi xe máy cứ chạy theo sau lưng em.

Nguyên nhân: em sợ người lạ đó muốn hành động bất chính với em nên em đã lo sợ và hoang mang rất nhiều.

Cách xử lý: Đầu tiên, em cố hít thở thật sâu, bình tĩnh tìm kiếm người giúp đỡ. Sau đó, em gặp được bác Hồng là bạn của mẹ em, em chạy lại chỗ bác báo cáo sự việc và nhờ bác giúp đỡ dẫn về nhà an toàn.

Câu 15: Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

  1. a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được.H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.

  2. b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh.Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.

  3. c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần.Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ " Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả

  4. d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.

Trả lời:

- Trường hợp b và d: V và bà X đều là những người biết giữ chữ tín

  • Ý b, vì V giữ đúng lời hứa của mình. Mặc dù vô cùng bận rộn nhưng vẫn giúp đỡ D môn Tiếng Anh.

  • Ý d, vì bà X là người thống nhất giữa lời nói và việc làm. Cho dù lợi nhuận thấp, bà vẫn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân để mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch

- Trường hợp c: H, T là những người không giữ chữ tín.

  • Ý a, vì H vì đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với P.

  • Ý c, vì T trả đồ không đúng hẹn. Nếu T chưa đọc xong thì cần xin phép C nếu bạn đồng ý mới được giữ lại quyển truyện đó.

Câu 16: Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

- Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta.

- Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau.

Câu 17: Những hành vi thể hiện việc không bảo tồn di sản văn hóa

Trả lời:

Hành vi phá hoại di sản văn hóa:

Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ

Vứt rác bừa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử

Câu 18: Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?

Trả lời:

- Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của người dân Quảng Nam.

- Bảo tồn và phát huy di sản phố cổ Hội An vừa mang lại thu nhập cho ngành du lịch, vừa phát huy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Câu 19: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

  2. b) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.

  3. c) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến a). Vì: Di sản văn hóa bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể => chúng ta cần bảo về, gìn giữ và phát huy cả 2 loại di sản văn hóa trên.

- Không đồng tình với ý kiến b). Vì: mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa bằng cách ngăn chặn hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi phá hoại di sản văn hóa.

- Đồng tình với ý kiến c). Vì: việc bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới.

Câu 20: Trên đường đi học về, Quân và Hiếu phát hiện mấy thanh niên lạ đang lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Quân rủ Hiếu đi báo công an nhưng Hiếu từ chối và nói : “ Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy ! ". Nếu là Quân, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu là Q em vẫn sẽ đi báo công an về hành vi ấy, và nói vơi H rằng: việc trọm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay