Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.

BÀI 20. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?

Trả lời:

Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Là nguồn hàng xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

- Góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

- Tạo việc làm cho người lao động và sử dụng hợp lí tài nguyên. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?

Trả lời:

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

+ Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của sản xuất là những cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

 

Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?

Trả lời:

*Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố:

- Vị trí địa lí:

+ Quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. + Trao đổi nông sản, thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ,...

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất trồng: Quy mô, phương hướng sản xuất, cơ cấu, mức độ thâm canh, năng sự phân bố của cây trồng. suát I và

+ Khí hậu và nguồn nước: Tác động đến cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi; mùa vụ, khả năng xem canh, tăng vụ; sự phân bố nông nghiệp; tạo mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, phù sa, nước tưới,...

+ Sinh vật: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở thức ăn, môi trường, sản xuất,...

*Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố:

+ Dân cư, lao động: Là lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn tiêu thụ sản phẩm.

+ Khoa học - công nghệ: Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

+ Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Trả lời:

* Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

+ Là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không thể có xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.

+ Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.

+ Đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.

+ Các sinh vật sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên.

+ Do đó, cần phải hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.

+ Là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau.

+ Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính thời vụ.

+ Để khắc phục tính mùa vụ, cần phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

+ Cây trồng và vật nuôi chỉ tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng.

+ Các yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau.

Trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Biểu hiện cụ thể:

+ Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.

* Đặc điểm quan trọng nhất: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế, vì:

- Là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.

- Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.

- Độ phì của đất quyết định năng suất cây trồng.

- Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.

 

Câu 2: Nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia?

Trả lời:

Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

- Cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người; thức ăn cho chăn nuôi - nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân; cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội.

 

Câu 3: Đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học – kĩ thuật và thị trường có tác động như thế nào đến sự phân bố nông nghiệp?

Trả lời:

- Đất đai: Quỹ đất, tính chất và độ phi của đất tác động trực tiếp đến phân bố cây trồng, vật nuôi; đồng thời thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu, năng suất ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp

- Khi hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nông nghiệp; đồng thời thông qua tác động đến việc xác đỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: Tác động đến sự phân bố nông nghiệp thông qua việc:

+ Hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên.

+ Chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, mở rộng khả năng phân bố của sản xuất nông nghiệp.

- Thị trường: Tác động mạnh mẽ đến phân bố sản xuất nông nghiệp (thông qua giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ....).

 

Câu 4: Tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:

+ Áp dụng cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và công nghệ sinh học.

+ Chủ động hơn trong sản xuất; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Thị trường:

+ Tác động mạnh mẽ đến giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ, ...

+ Góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; điều tiết sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, ...

Câu 5: Trình bày sơ đồ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao sản xuất nông nghiệp lại bấp bênh, không ổn định và có tính mùa vụ?

Trả lời:

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi diễn ra theo các giai đoạn phát triển tự nhiên và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu...). Do sự biến đổi của thời tiết và khí hậu mà mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau. Trong năm có các mùa khác nhau, nên có các loại cây trồng khác nhau.

- Do thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất của cây trồng, vật nuôi (đặc biệt cây trồng):

+ Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi dài và không giống nhau. Sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh trưởng của chúng không hoàn toàn như nhau: lúc cân nhiều lao động, liên tục, lúc lại nhàn rỗi, thậm chí không cần lao động.

+ Như vậy, thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm. Sự không phù hợp này là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 2: Làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa?

Trả lời

- Phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Bởi vì khi đó thì vấn đề bố trí cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, nước, khí hậu,...) cũng như điều kiện tự nhiên của vùng. Trên cơ sở đó sẽ tận dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của vùng. Vì

vậy nâng cao được năng suất sản xuất.

- Đẩy mạnh khâu chế biến vì:

+ Tăng giá trị nông sản.

+ Tăng thời gian sử dụng nông phẩm.

+ Hạn chế nông phẩm bị hao hụt.

 

Câu 3: Làm thế nào để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Biện pháp khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp:

+ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ).

+ Phát triển ngành nghề dịch vụ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Tại sao nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa?

Trả lời:

Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ:

- Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị.

- Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: Ở hầu hết các nước đang phát triển, các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trưởng trong nước chủ yếu và trước hết là thị trường nông nghiệp, nông thôn.

- Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.

 

Câu 2: “Để làm một người nông dân giỏi cần phải hiểu rõ từng đặc điểm của nông nghiệp”. Chứng minh câu nói trên?

Trả lời:

Hiểu đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu: biết tầm quan trọng của đất trồng để duy trì, nâng cao độ phì của đất; sử dụng đất hợp lí và tiết kiệm hơn.

Ví dụ: sau một thời gian khai thác, đất sẽ kém màu mỡ nên phải thường xuyên bón phân, cải tạo đất; hạn chế nạn du canh, du cư và làm thoái hóa đất ở các vùng đồi núi.

- Hiểu đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, biết cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống. Khi tác động (trồng trọt, chăn nuôi, canh tác,...) phải tôn trong quy luật sinh học và quy luật tự nhiên.

Ví dụ: Hiểu đặc điểm cây cao su (phát triển tốt trên đất đỏ bazan, tơi xốp, ẩm, không chịu được gió bão) → có thể đến các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... để đầu tư trồng cao su sẽ mang lại hiệu quả cao vì ở các nơi này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi.

- Biết sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ để:

+ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí: từng thời vụ chọn mỗi loại cây trồng khác nhau, vụ đông trồng cây ưa lạnh, vụ hè trồng cây ưa nhiệt, mùa khô tận dụng để phơi sấy, trồng lúa tránh lũ khi thu hoạch,

+ Sắp xếp tăng canh, xen canh, luân vụ, gối vụ: có thể trồng xen sắn khi cao su còn nhỏ.

+ Phát triển các ngành nghề dịch vụ: tùy từng vụ mùa sẽ mở các dịch vụ như thu mua nông sản, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu (ví dụ: tháng cận Tết ngừng thu mũ cao su, chuyển sang thu mua điều...).

– Hiểu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để: chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đảm bảo đầy đủ 5 yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí và chất dinh dưỡng.

Ví dụ: Trồng cây phải tưới tiêu, bón phân, canh nhiệt, thắp sáng hợp lí khi cần thiết.

Hiểu nông nghiệp dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao. bản chất là

+ Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường để tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tăng lợi nhuận.

+ Đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị trên thị trường. Ví dụ: hình thành các vùng chuyên canh, chế biến cao su ở Bình Dương, Bình Phước; cà phê ở Tây Nguyên.

 

Câu 3: Tại sao nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta là nước đông dân nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn.

- Chất lượng, cơ cấu bữa ăn chưa đảm bảo và cân bằng nhu cầu tái sản xuất.

- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế.

Câu 4: Tại sao không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, vì:

- Nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển của xã hội loài người.

- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, giải quyết việc làm.

- Việc đảm bảo an ninh lương thực góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia.

- Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 5: “Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế”. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nền kinh tế của bất kì quốc gia nào cũng cần phát triển các ngành kinh tế cơ bản, những ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như công nghiệp, nông nghiệp lại càng phải tái sản xuất mở rộng cho riêng ngành mình và cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Khi nền nông nghiệp phát triển mạnh thì chính nó là cơ sở mở rộng tái sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân khác, nó có khả năng thúc đẩy mọi ngành sản xuất vì nó tập trung vào mấy vấn đề:

- Cung cấp nguồn lao động dư thừa lấy ra từ nông nghiệp cho các ngành khác, tạo ra sự phân công lao động mới cho các ngành một cách hợp lí hơn.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ tạo đòn bẩy kinh tế cho các ngành kinh tế khác.

Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng cho phép cải thiện khẩu phần ăn uống của xã hội, đặc biệt tăng về chất lượng bữa ăn.

- Tổ chức sản xuất lớn, kĩ thuật và biện pháp thâm canh trên các vùng chuyên canh lớn đảm bảo lương thực, thực phẩm nâng cao đời sống xã hội và có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay