Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Ôn tập Chương 7: Địa lí dân cư

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Địa lí dân cư. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7. ĐỊA LÝ DÂN CƯ

Câu 1: Nhân tố nào là nhân tố khiến cho tỉ suất sinh cao?

Trả lời:

Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn và miền núi, bên cạnh đó là sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn, miền núi còn cao => Phong tục tập quán lạc hậu là một trong những yếu tố khiến cho tỉ suất sinh cao.

Câu 2: Nguyên nhân tỉ lệ nhập cư của một vùng lãnh thổ giảm là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm đi chủ yếu là do chiến tranh và các thiên tai tự nhiên (động đất, núi lửa, hạn hán, lũ lụt,…).

 

Câu 3: Các yếu tố nào là nguyên nhân làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

Trả lời:

Các nhân tố làm cho tỉ suất tử thô tăng là do chiến tranh còn diễn ra ở nhiều nước, đặc biệt là các nước khu vực Trung Đông (châu Á), một số nước ở châu Phi. Cùng với chiến tranh là một số thiên tai tự nhiên như động đất, lũ lụt,… cũng gây ra thiệt hại lớn về người.

Câu 4: Nguyên nhân khiến dân số Hoa Kì ngày càng tăng là gì?

Trả lời:

Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, môi trường sống thuận lợi (điều kiện khí hậu, địa hình, sông ngòi thuận lợi), tài nguyên thiên nhiên giàu có. Thu hút dân cư từ nhiều quốc gia đến tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế. Như vậy, hiện nay dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do tỉ lệ người nhập cư ngày càng tăng.

Câu 5: Việt Nam có tỷ suất sinh là 16%o và tỉ suất tử là 5%o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu?

Trả lời:

Việt Nam có tỷ suất sinh là 16%o và tỉ suất tử là 5%o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là 1,2%. Áp dụng công thức Tg = (S - T) / 10 (trong đó, Tg là tỷ suất gia tăng tự nhiên, S là tỷ suất sinh, T là tỷ suất tử).

Câu 6: Gia tăng dân số tự nhiên là gì?

Trả lời:

Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.

 

Câu 7: Gia tăng dân số thực tế là gì?

Trả lời:

Gia tăng dân số thực tế là tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học (đơn vị tinh là %). Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số. 

Câu 8: Phân bố dân cư là gì?

Trả lời:

Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.

 

Câu 9: Cơ cấu dân số theo giới do các nhân tố nào ảnh hưởng và có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới:

+ Tự nhiên: tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam...

+ Kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế – xã hội, chiến tranh, tai nạn, chuyển cư, việc chăm bà mẹ và bé gái chưa tốt, phong tục tập quán,... .

Ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới:

+ Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định

chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.

+ Khi phân tích cơ cấu dân số theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

Câu 10: Trình bày các nhân tố tác động đến đô thị hóa?

Trả lời:

- Các nhân tố tác động:

+ Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị, quy định chức năng đô thị.

+ Tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...): Tác động đến bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị; khả năng mở rộng không gian đô thị, chức năng bản sắc đô thị.

+ Kinh tế - xã hội (dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội...): Tác động đến mức độ và tốc độ đô thị hoá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống; mô và chức năng đô thị; hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

 

Câu 11: Phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô?

Trả lời:

- Tự nhiên sinh học:

+ Khả năng sinh đẻ chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định.

+ Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi.

+ Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.

- Tập quán và tâm lí xã hội:

+ Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... là tập quán và tâm lí chung của xã hội cũ, đặc biệt ở vùng nông thôn và ở một số tôn giáo (đạo Hồi, đạo Hindu,...) đã làm tăng mức sinh.

+ Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.

Phát triển kinh tế – xã hội:

+ Theo khảo sát từ thực tế: Đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. Mức sinh đẻ tỉ lệ nghịch với quy mô của cải mà con người có.

+ Đời sống thấp thì trình độ dân trí của người dân thấp, không hiểu biết những tác động của việc sinh đẻ nhiều,... làm cho tỉ suất sinh thô tăng.

+ Kinh tế phát triển, bình đẳng giữa nam và nữ, người phụ nữ tham gia nhiều vào các công tác xã hội, trình độ dân trí cao,... sẽ làm cho tỉ suất sinh thô giảm.

+ Các nước có nền kinh tế phát triển thường có tỉ suất sinh thô thấp hơn các nước đang phát triển.

- Chính sách dân số:

+ Những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số.

+ Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.

Câu 12: Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới? 

Trả lời:

Nhân tố tự nhiên:

– Khí hậu: ảnh hưởng rõ nhất đến sự phân bố dân cư. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới và nhiệt đới) thường có dân cư tập trung đông đúc, còn ở những nơi khí hậu khắc nghiệt (nóng quá như sa mạc, lạnh quá như vùng cực, hay mưa nhiều quá như vùng rừng rậm xích đạo) ít hấp dẫn con người.

- Nước: mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều cần đến nước. Do vậy, nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông, Trường Giang, Hoàng Hà, còn ở những vùng khô hạn như hoang mạc Xa–ha–ra vắng bóng người.

Địa hình và đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung dân cư đông đúc. Ngược lại, ở các vùng núi cao và những vùng đất khô cằn ở các hoang mạc và thảo nguyên khô, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông gặp nhiều khó khăn, nên dân cư thưa thớt.

- Khoáng sản: cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư. Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn, dù thiên nhiên có khắc nghiệt.

 

Câu 13: Phân biệt xuất cư và nhập cư?

Trả lời:

Tỉ suất nhập cư

Tỉ suất xuất cư

Định nghĩa

Là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Cách tính

+: Số người nhập cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Số người xuất cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Nhân tố tác động

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...).

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...)

Ý nghĩa

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

Câu 14: Trình bày mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa

- Công nghiệp hóa là quá trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp.

- Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Công nghiệp hoá tác động đến đô thị hoá:

+ Làm tăng tỉ lệ dân đô thị. Công nghiệp phát triển làm tăng lao động công nghiệp, là lao động phân bố ở các đô thị. Sự mở rộng và phát triển sản xuất công nghiệp kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ, từ đó thu hút lực lượng lao động lớn ở nông thôn vào thành thị.

+ Mở rộng các đô thị và làm xuất hiện đô thị mới. Sự phân bố các điểm, khu công nghiệp dẫn đến yêu cầu mở rộng không gian đô thị làm cho các vùng nông thôn ven đô thị dần trở thành các đô thị vệ tinh.

+ Tăng cường phổ biến lối sống đô thị. Công nghiệp hoá làm tăng tỉ lệ dân đô thị, mở rộng lối sống đô thị. Đồng thời sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng cách xây dựng các xí nghiệp, khu công nghiệp ngay tại vùng nông thôn. Điều này thu hút lao động tại chỗ phát triển sản xuất, đồng thời các hoạt động dịch vụ đi kèm sẽ phát triển theo. Dần dần quá trình đô thị hóa được diễn ra ngay tại vùng nông thôn.

- Đô thị hoá tác động đến công nghiệp hoá:

+ Tạo cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất công nghiệp.

+ Cung cấp nguồn lao động kĩ thuật và có tay nghề cao.

Câu 15: Phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới?

Trả lời:

Nhân tố kinh tế – xã hội: đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

– Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất, chẳng hạn như ngày nay, nhiều điểm dân cư lớn đã mọc lên ở những vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao hay hoang mạc nóng bỏng, thậm chí vươn ra biển.

– Tính chất của nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, nơi đông dân. Ví dụ: việc canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu hay đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Ca–na–đa, Ô-xtrây-li- a hay ở đồng bằng sông Cửu Long.

Các dòng chuyển cư: ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới

 

Câu 16: So sánh điểm giống và khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Trả lời:

Gia tăng dân số tự nhiên

Gia tăng dân số cơ học

Giống nhau

- Đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định.

- Ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực.

Khác nhau

Định nghĩa

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người sinh ra và số người chết đi trong một khoảng thời gian nhất định và trên một lãnh thổ nhất định.

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và số người nhập cư (những người đến nơi cư trú mới).

Cách tính

Tỉ suất sinh thô - Tỉ suất tử thô. Đơn vị: %.

: Số người xuất cư - Số người nhập cư. Đơn vị: %.

Nhân tố tác động

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, mức sống, việc làm, thu nhập...); điều kiện tự nhiên, chuyển cư...

Ý nghĩa

Ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Tác động thường xuyên đến sự biến động dân số thế giới

Không ảnh hưởng đến vấn đề biến động số dân của toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng với dân số từng quốc gia, từng khu vực (làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới, các hiện tượng kinh tế - xã hội). Tác động không thường xuyên đến sự biến động dân số

Câu 17: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Trả lời:

Nhân tố kinh tế – xã hội đóng vai trò quan trọng nhất, vì:

+ Vì khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, lựa chọn nơi phù hợp để sinh sống.

+ Ngày nay, khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về mặt tự nhiên để tiến hành sản xuất và phân bố dân cư như ở các vùng sa mạc, hoang mạc,...

+ Dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư trú phù hợp.

 

Câu 18: Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội và môi trường?

Trả lời:

* Ảnh hưởng tích cực

- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh t và cơ cấu lao động.

- Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi quá trình sinh, tử v hôn nhân ở các đô thị,...

* Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xã hội.

 

Câu 19: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn gì và làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?

Trả lời:

- Dân số già: tập trung ở các nước phát triển.

+ Thuận lợi: số người trong độ tuổi lao động nhiều, tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.

+ Khó khăn: thiếu nguồn lao động bổ sung cho tương lai, tăng chi phí chăm sóc cho người già.

+ Biện pháp: khuyến khích lập gia đình, sinh con và cần nhập cư hợp pháp.

- Dân số trẻ: tập trung ở các nước đang phát triển.

+ Thuận lợi: có nguồn dự trữ lao động dồi dào trong tương lai và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: gây sức ép cho việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Biện pháp: thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế –xã hội và xuất khẩu lao động.

Câu 20: Tại sao ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự khác nhau?

Trả lời:

- Giải thích tỉ suất sinh thô khác nhau trên thế giới:

+ Tỉ suất sinh thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: tự nhiên - sinh học (số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều tác động đến tỉ suất sinh thô), phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước.

+ Các nhân tố này khác nhau ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới; ngay cả ở trong một nước cũng khác nhau ở các thời kì. Do vậy, tỉ suất sinh thô khác nhau.

- Giải thích tỉ suất tử thô khác nhau trên thế giới:

+ Tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: tiến bộ về y tế và khoa học - kĩ thuật, sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện sống, mức sống và thu nhập; chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật,... và thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, bão, lụt,...).

+ Các nhân tố này khác nhau ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới; ngay cả ở trong một nước cũng khác nhau ở các thời kì. Do vậy, tỉ suất tử thô khác nhau.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay