Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

BÀI 24: PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ

(19 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết khái quát đặc điểm vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ của vùng?

Trả lời:

- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển hàng đầu cả nước. Vùng giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; giáp nước láng giêng Cam-pu-chia và Biên Đông.

- Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học – công nghệ, giao lưu quốc tế và 5 tỉnh là: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 23,6 nghìn km². Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn với các đảo và một quần đảo Côn Sơn (thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

- Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng ở khu vực phía nam và cả nước.

Câu 2: Đông Nam Bộ có đặc điểm dân số như thế nào?

Trả lời:

Câu 3: Em hãy nêu những hạn chế chủ yếu của Đông Nam Bộ đối với phát triển các ngành kinh tế?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)

Câu 1: Phân tích các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

- Địa hình và dất: Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trong vùng có hai nhóm đất chính là dất ba-dan với khoảng 40% và đất xám phù sa cổ với khoảng 40% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng, thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu) và cây ăn quả.

- Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thuận lợi cho hoạt dộng sản xuất diễn ra quanh năm và phát triển nên nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao.

- Nguồn nước: Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các hồ như: Dầu Tiếng, Trị An,... có giá trị phát triển thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước nóng, nước khoáng (Bình Châu thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu), thích hợp đối với phát triển du lịch.

- Rừng: ở Đông Nam Bộ phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, phân bố chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Phước. Vùng có các vườn quốc gia là: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Lò Gò - Xa Mát và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ và Đồng Nai. Tài nguyên rừng ở đây có ý nghĩa lớn đối với việc đảm bảo môi trường sinh thái và du lịch.

- Khoáng sản: của vùng có một số loại có giá trị như: dầu mỏ và khi tự nhiên (chiếm tới 93,3% trữ lượng dầu mỏ của cả nước). Ngoài ra, trong vùng còn có các khoáng sản khác như: ti-tan, cao lanh, đá vôi.... là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.

- Tài nguyên biển: Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giảu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biến: khai thác dầu thô và khí tự nhiên, khai thác thuỷ sản, xây dựng cảng nước sâu, du lịch biển đảo,.…

Câu 2: Phân tích các thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

- Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn thu hút đông lực lượng lao động có chuyên môn cao từ các vùng khác,... Đó là điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế, nhất là các ngành có trình độ khoa học cao.

- Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại, tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo, phù hợp với mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, tạo nền tảng và động lực để phát triển.

Câu 3: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng?

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển giao thông vận tải của vùng?

Trả lời:

Câu 5: Phân tích đặc điểm phát triển ngành thương mại ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Câu 6: Trình bày tình hình phát triển du lịch của Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Câu 7: Trình bày đặc điểm ngành tài chính ngân hàng của vùng?

Trả lời:

Câu 8: Phân tích tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng?

Trả lời:

Câu 9: Phân tích tình hình phát triển thủy sản của vùng?

Trả lời:

Câu 10: Trình bày đặc điểm lâm nghiệp của vùng?

Trả lời:

Câu 11: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng công nghiệp hàng đầu của cả nước?

Trả lời:

Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triẻn thành vùng công nghiệp hàng đầu của cả nước.

a) Vị trí địa lí

- Tiếp giáp với Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long,...là những vùng giàu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

- Giáp Biển Đông rộng lớn, giàu tài nguyên thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Giáp nước láng giềng Cam-pu-chia , có điều kiện thuận lợi cho giao thương.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xây dựng các khu công nghiệp, phát triển trung tâm công nghiệp.

- Đất đai, khí hậu, nguồn nước, biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản; từ đó tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

- Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ.

- Tài nguyên rừng là nguồn nguyên liệu giấy quan trọng.

- Hệ thống sông Đồng Nai, Vàm Cỏ có tiềm năng thủy điện lớn và nguồn nước dồi dào.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào; là nơi tập trung và thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất cả nước về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp , giao thông vận tải, dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển; đồng thời vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo , tạo động lực phát triển công nghiệp.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh sản xuất công nghiệp lớn của nước ta”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao nói Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành ngoại thương?

Trả lời:

Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngoại thương. Một số điều kiện thuận lợi chủ yếu là:

- Sự phát triển kinh tế:

+ Đông Nam Bộ là một trong những khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nguồn hàng hóa lớn xuất khẩu và tạo ra nhu cầu lớn về nhập khẩu.

+ Đa dạng hóa nền kinh tế: Đông Nam Bộ phát triển đa dạng hóa nền kinh tế. Điều này tạo ra một loạt các sản phẩm và dịch vụ có thể xuất khẩu, từ ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ tài chính đến du lịch.

- Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại:

+ Đông Nam Bộ có các cảng biển quan trọng như Sài Gòn, cảng Cần Giờ, cảng Cái Mép – Thị Vải. ĐIều này giúp khu vực này trở thành trung tâm giao thương quốc tế, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Sự phát triển của hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đặc biệt là các cảng biển hiện đại đã giúp nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Điều này làm tăng tính cạnh tranh và thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

- Chính sách hỗ trợ và thuận lợi đầu tư: Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư ở vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương.

--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay