Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Quan sát Hình 1.1 và cho biết quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?

Trả lời:

Quần đảo Hoàng Sa thuộc: thành phố Đà Nẵng.

Quần đảo Trường Sa thuộc: tỉnh Khánh Hòa.

Câu 2: Quan sát Atlat trang 4,5 và cho biết nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào trên đất liền?

Trả lời:

Nước ta tiếp giáp với những quốc giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Câu 3: Quan sát Atlat trang 4,5 và kể tên những quốc gia tiếp giáp với biển Đông nước ta?

Trả lời:

Những quốc gia tiếp giáp với biển Đông nước ta là: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonexia, Philippine, Singapore, Brunei Và Trung Quốc.

Câu 4: Trình bày đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Trả lời:

Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và vẹn toàn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất liền:

+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212km2 (2006).

+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 14 00km); phía Tây giáp Lào (gần 2100km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).

+ Đường bờ biển dài 3260km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Tính đến năm 2021, Việt Nam có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.

- Vùng biển:

+ Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.

+ Vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Vùng trời:

+ Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.

+ Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.

Câu 5: Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á?

Trả lời:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn - Miến từ tây sang và Mã Lai - Inđônêxia từ phía nam tới.

- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.

Câu 6: Ý nghĩa vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?

Trả lời:

Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á -  u với lục địa Ô-xtrây-li-a và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. Vị trí này tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài;,mặt khác nước ta cũng nằm trong vùng có nền kinh tế năng động trên thế giới

=> Đây được xem là bàn đạp để nước ta tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

Câu 7: Kể tên các dãy núi cao ở Việt Nam?

Trả lời:

Các dãy núi cao ở Việt Nam là: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc, Đèo Ngang, Bạch Mã, Trường Sơn Nam.

Câu 8: Kể tên các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng?

Trả lời:

Các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là: Bà Đen, Bảy Núi, Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn.

Câu 9: Trình bày đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.

Trả lời:

Địa hình phần lớn là đồi núi.

- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:

+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;

+ Các miền núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.

- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:

+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Câu 10: Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

- Địa hình các tơ.

- Địa hình cao nguyên badan.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

- Địa hình đê sông, đê biển

Trả lời:

- Địa hình các tơ nhiệt đới:

+ Địa hình này ở nước ta chiếm 50000km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có nhiều thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá: CaCO3 + H2CO3 → Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở nhiệt độ vùng nhiệt đới như nước xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình các tơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hoạt động có những hình thù kì lạ.

- Địa hình cao nguyên badan:

+ Các cao nguyên badan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.

+ Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ… Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000km2.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới:

+ Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.

+ Lớp trầm tích phù sa có thể dày từ 5000 - 6000m.

+ Tổng diện tích các đồng bằng là 70000km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40000km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hecta mỗi năm.

 - Địa hình đê sông, đê biển:

+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.

+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn, chống xâm thực của thủy triều…

Câu 11: Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau ta phải vượt qua những đèo lớn nào và cho biết chúng thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

Trả lời:

Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn), Tam Điệp (Ninh Bình), Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng), Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), Cả (Phú Yên - Khánh Hòa).

Câu 12: So sánh hướng dòng chảy của sông ngòi khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời:

- So sánh:

+ Khu vực Tây Bắc: sông ngòi chảy theo hướng tây bắc - đông nam;

+ Khu vực Đông Bắc: sông ngòi chảy theo hướng vòng cung

- Nguyên nhân: giữa khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có sự khác nhau về hướng nghiêng của địa hình.

Câu 13: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu không? Giải thích vì sao và lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.

- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.

- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.

- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.

Câu 14: Chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên?

Trả lời:

Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc:

Đối với khí hậu

- Khu vực Đông Bắc:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0oC; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3oC.

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

Đối với sông ngòi:

- Khu vực Đông Bắc: các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…

- Khu vực Tây Bắc: các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đối với đất:

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là đất Feralit.

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao. 

Đối với sinh vật:

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa.

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới

Câu 15: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam - trang 8 và kể tên những mỏ than đá của nước ta.

Trả lời:

Những mỏ than đá của nước ta là: bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

Câu 16: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam - trang 8 và kể tên những mỏ đá vôi ở nước ta.

Trả lời:

Những mỏ đá vôi ở nước ta là: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình). Ở miền Nam rất hiếm đá vôi và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.

Câu 17: Trình bày đặc điểm của khoáng sản Việt Nam.

Trả lời:

- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa; + Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

 + Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...

Câu 18: Chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta.

Trả lời:

Từ năm 2000 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3 nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...

Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sunphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

Câu 19: Tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng?

Trả lời:

Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng do:

-  Lãnh thổ Việt Nam nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa  u - Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.

- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.

- Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than (Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu (vùng biển phía Nam).

- Dầu khí, sắt, bô-xit, phot-phat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Ô-xtrây-li-a và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau Trung Quốc và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.

- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà Việt Nam đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

- Nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

Câu 20: Vì sao cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản Nhà nước?

Trả lời:

Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản Nhà nước vì:

- Khoáng sản là loại tài nguyên quý của đất nước, không thể phục hồi. Do đó dù giàu có đến đâu chúng ta cũng cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả về nguồn tài nguyên này.

- Hiện nay, một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí. Có thể kể đến như than đá,...

- Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu, v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Hiện nay, vấn nạn khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép khoáng sản ở một số địa phương đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến làm thất thoát tài nguyên khoáng sản.

Như vậy, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay