Câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3: Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
Câu 1: Sự phân bố đất của nước ta được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
+ Đất feralit: phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.
+ Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Đất mùn núi cao: phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Câu 2: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và kể tên những nơi phân bố đất feralit nâu đỏ trên đá badan.
Trả lời:
Đất feralit nâu đỏ trên đá badan được phân bố ở: Tây Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa,...
Câu 3: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và kể tên những nơi phân bố đất feralit trên các loại đá mẹ.
Trả lời:
Đất feralit trên các loại đá mẹ được phân bố ở: miền núi và các đồi núi sót ở miền đồng bằng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm phân bố của các nhóm đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.
Trả lời:
- Nhóm đất feralit (chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên): phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:
+ Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...
+ Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
+ Đất feralit hình thành trên các loại đá khác (chiếm diện tích lớn nhất): phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp.
- Nhóm đất phù sa (chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên):
+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Ngoài ra, đất phù sa còn có ở ven thung lũng sông của các khu vực khác nhưng với diện tích không lớn.
- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Câu 5: Trình bày vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
Trả lời:
- Đất đai là tài nguyên quý giá. Ngày nay, nhiều vùng đất nông nghiệp đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả.
- Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên 10 triệu hecta.
Câu 6: Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta.
Trả lời:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa là đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta, thể hiện:
+ Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày.
+ Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng. => Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.
+ Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đặc biệt là ở những nơi mất đi lớp phủ thực vật. Các vật liệu theo dòng nước được bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông.
Câu 7: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta.
Trả lời:
- Thực trạng: Nước ta có hàng triệu ha đất bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện cụ thể, là:
+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.
+ Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí,...
+ Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...
- Hậu quả: Thoái hóa đất dẫn đến độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng, khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hóa nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.
- Kết luận: Việc ngăn chặn thoái hóa đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Câu 8: Liệt kê ít nhất 3 biện pháp sử dụng đất hợp lý.
Trả lời:
Biện pháp sử dụng đất hợp lý là:
- Thâm canh tăng vụ.
- Không bỏ hoang.
- Trồng cây.
- Kết hợp sử dụng và cải tạo đất.
Câu 9: Liệt kê ít nhất 3 lợi ích khi sử dụng tài nguyên đất hợp lý?
Trả lời:
Lợi ích khi sử dụng tài nguyên đất hợp lý là:
- Sử dụng đất hợp lý sẽ có đủ đất đáp ứng cho nhu cầu của con người hiện tại và hướng đến tương lai.
- Đảm bảo cung cấp được đầy đủ nguồn lương thực cho con người như gạo, rau, củ,...
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên đất để bảo vệ môi trường, động thực vật.
- Đất dùng để xây dựng công trình phát triển đất nước.
Câu 10: Phân tích đặc điểm đất feralit.
Trả lời:
- Đất feralit ở nước ta có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
- Đất thường có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
- Phần lớn nhóm đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn (ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp).
- Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 - 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt, lớp đá ong này sẽ cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.
Câu 11: Trình bày vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
Trả lời:
- Đất đai là tài nguyên quý giá. Ngày nay, nhiều vùng đất nông nghiệp đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả.
- Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
- Cần phải sử dụng đất hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển.
Câu 12: Trình bày giá trị sử dụng của đất phù sa trong nông nghiệp, thủy sản.
Trả lời:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,...
- Đối với sản xuất thuỷ sản:
+ Các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Ở những khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều và vùng cửa sông là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.
Câu 13: Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất.
Trả lời:
Trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất vì: khi nước chảy va vào cây, thảm mục nên vận tốc chậm lại làm đất hạn chế xói mòn.
Câu 14: Hãy nêu giá trị sử dụng của tài nguyên đất ở nước ta đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trả lời:
- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.
- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
- Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.
Câu 15: Liệt kê ít nhất 3 hiện tượng thoái hóa đất thường gặp ở Việt Nam?
Trả lời:
Hiện tượng thoái hóa đất thường gặp ở Việt Nam là:
- Sa mạc hóa.
- Xói mòn đất.
- Đất bạc màu.
Câu 16: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và liệt kê những nhóm đất chính ở nước ta.
Trả lời:
Những nhóm đất chính ở nước ta là: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi, đất feralit trên các loại đá khác, đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ và các loại đất khác và núi đá.
Câu 17: Kể tên một số vườn quốc gia ở nước ta có hệ sinh thái rừng cận xích đạo.
Trả lời:
Vườn quốc gia có hệ sinh thái rừng cận xích đạo ở nước ta là: vườn quốc gia Bạch Mã, vườn quốc gia Nam Quốc Tiên.
Câu 18: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.
Trả lời:
- Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.
- Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…
Câu 19: Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta là:
- Bảo vệ nguồn lợi rừng.
- Bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ nơi sống của động vật hoang dã.
+ Chống xói mòn đất; điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
+ Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.
- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi; bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.
Câu 20: Các vườn quốc gia có giá trị khoa học và kinh tế - xã hội như thế nào?
Trả lời:
- Giá trị khoa học:
+ Vườn quốc gia là nơi bảo tồn gen sinh vật tự nhiên.
+ Vườn quốc gia là cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
+ Vườn quốc gia là phòng thí nghiệm tự nhiên không gì thay thế được.
- Giá trị kinh tế - xã hội:
+ Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
+ Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể,…)
+ Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.