Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 5 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỶ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X (PHẦN 1)

Câu 1: Cuối thời nguyên thủy, người nguyên thủy trên đất nước ta không ngừng cải tiến công cụ như thế nào? Nhận xét về sự cải tiến đó?

Trả lời:

* Cải tiến công cụ:

- Chế tác công cụ đá, gia tăng các loại công cụ, các đồ dùng, đồ trang sức, đồ gốm. - Chế tác công cụ đá, gia tăng các loại công cụ, các đồ dùng, đồ trang sức, đồ gốm.

- Đặc biệt trong ngành chế tác đá (kỹ thuật mài đá, tăng thêm loại hình công cụ), làm đồ gốm (in hoa văn). - Đặc biệt trong ngành chế tác đá (kỹ thuật mài đá, tăng thêm loại hình công cụ), làm đồ gốm (in hoa văn).

* Nhận xét:

- Hình dáng cân xứng hơn. - Hình dáng cân xứng hơn.

- Kỹ thuật mài: công cụ được mài nhẵn toàn bộ (trước đây chỉ mài lưỡi) - Kỹ thuật mài: công cụ được mài nhẵn toàn bộ (trước đây chỉ mài lưỡi)

- Kỹ thuật làm đồ gốm: đẹp hơn, có hoa văn hình chữ S – thể hiện trình độ tay nghề cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy. - Kỹ thuật làm đồ gốm: đẹp hơn, có hoa văn hình chữ S – thể hiện trình độ tay nghề cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy.

Câu 2: Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở nước ta có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của nghề nông trồng lúa nước:

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với cuộc sống của con người. Lúa gạo là nguồn lương thực chính của người Việt cổ được sản xuất ra chủ yếu từ nông nghiệp trồng lúa nước. - Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với cuộc sống của con người. Lúa gạo là nguồn lương thực chính của người Việt cổ được sản xuất ra chủ yếu từ nông nghiệp trồng lúa nước.

 - Con người cũng chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực, từ đó người ta có thể định cư lâu dài, xây dựng xóm làng và tăng thêm các hoạt động giải trí, vui chơi.

Câu 3: Hãy nêu khái quát các sự kiện lịch sử Việt Nam gắn với thời gian cho sẵn dưới đây.

1.    Cách đây 4000 năm

2.    Từ khoảng 2000 năm TCN

3.    Thế kỉ VII TCN

4.    Năm 208 TCN

Trả lời:

Các sự kiện lịch sử:

1. Cách đây 4000 năm: Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến quan trọng gắn với nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

2. Từ khoảng 2000 năm TCN: Những nhóm cư dân Việt cổ bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú, di cư từ vùng núi xuống đồng bằng các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

3. Thế kỉ VII TCN: Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.

4. Năm 208 TCN: Nhà nước Âu Lạc ra đời.

Câu 4: Trình bày những thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X.

Trả lời:

* Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Tháng 3 - 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Cổ Loa, buộc Thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc. - Tháng 3 - 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Cổ Loa, buộc Thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc.

- Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ. - Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.

* Khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh). Nhà Lương huy động quân sang đàn áp nhưng thất bại. - Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh). Nhà Lương huy động quân sang đàn áp nhưng thất bại.

- Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). - Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay).

* Triệu Quang Phục kháng chiến chống quân nhà Lương:

- Năm 545, nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục. - Năm 545, nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục.

- Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục kháng chiến. - Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục kháng chiến.

- Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng Triệu Việt Vương. Triệu Quang Phục xưng Triệu Việt Vương. - Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng Triệu Việt Vương. Triệu Quang Phục xưng Triệu Việt Vương.

Câu 5: Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vua Hán đã làm gì? Vì sao phải làm như vậy?

Trả lời:

* Việc làm của vua Hán:

- Không tiến hành đàn áp ngày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị lực lượng. - Không tiến hành đàn áp ngày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị lực lượng.

* Tại vì:

- Lúc này ở Trung Quốc, nhà Hán phải lo đối phó với cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện việc bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc. - Lúc này ở Trung Quốc, nhà Hán phải lo đối phó với cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện việc bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc.

- Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hán muốn tranh thủ thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng. - Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hán muốn tranh thủ thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

Câu 6: Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X.

Trả lời:

- Hai Bà Trưng: - Hai Bà Trưng:

+ Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập, tự chủ + Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập, tự chủ

cho dân tộc.

+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ ấy + Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ ấy

- Lý Bí: - Lý Bí:

+ Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi. + Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.

+ Thành lập ra nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ. + Thành lập ra nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.

- Triệu Quang Phục: - Triệu Quang Phục:

+ Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương + Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương

+ Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian.  + Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian.

Câu 7: Qua chuyện kể về chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, em hãy phát biểu ý kiến về tài thao lược của Ngô Quyền.

Trả lời:

- Trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng như: Ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân ta; sự chủ quan, kiêu ngạo của quân nhà Hán... trong đó, tài thao lược của Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng là một yếu tố để lại nhiều dư âm lẫm liệt đến nghìn năm sau. - Trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng như: Ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân ta; sự chủ quan, kiêu ngạo của quân nhà Hán... trong đó, tài thao lược của Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng là một yếu tố để lại nhiều dư âm lẫm liệt đến nghìn năm sau.

- Tài thao lược của Ngô Quyền được thể hiện qua các việc làm cụ thể của Ngô Quyền: - Tài thao lược của Ngô Quyền được thể hiện qua các việc làm cụ thể của Ngô Quyền:

+ Ngô Quyền biết tập hợp, đoàn kết, huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược. + Ngô Quyền biết tập hợp, đoàn kết, huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược.

+ Ngô Quyền biết xây dựng kế hoạch đánh giặc một cách chủ động, khoa học như: trước tiên là chủ động tiêu diệt Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho Dương Đình Nghệ, vừa tiêu diệt nội phản; chủ động chuẩn bị trận địa cho một cuộc quyết chiến với quân thù đang rất mạnh. Biết tận dụng địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng kết hợp với lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh giặc Nam Hán. + Ngô Quyền biết xây dựng kế hoạch đánh giặc một cách chủ động, khoa học như: trước tiên là chủ động tiêu diệt Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho Dương Đình Nghệ, vừa tiêu diệt nội phản; chủ động chuẩn bị trận địa cho một cuộc quyết chiến với quân thù đang rất mạnh. Biết tận dụng địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng kết hợp với lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh giặc Nam Hán.

+ Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy và tổ chức trận đánh một cách sáng tạo, phát huy được thế mạnh của quân ta đó là lối đánh thủy chiến, kết hợp đánh giữa thủy chiến với đánh trên bộ. Sử dụng lối đánh phục kích, mai phục: đầu tiên là khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ nước thủy triều rút xuống, mở cuộc phản công thần tốc để tiêu diệt quân thù, kết thúc thắng lợi. + Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy và tổ chức trận đánh một cách sáng tạo, phát huy được thế mạnh của quân ta đó là lối đánh thủy chiến, kết hợp đánh giữa thủy chiến với đánh trên bộ. Sử dụng lối đánh phục kích, mai phục: đầu tiên là khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ nước thủy triều rút xuống, mở cuộc phản công thần tốc để tiêu diệt quân thù, kết thúc thắng lợi.

Câu 8: Hãy nêu một số nhận định về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?

Trả lời:

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta. - Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta.

- Các cuộc khởi nghĩa đó đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh để chiến đấu chống phong kiến phương Bắc xâm lược. - Các cuộc khởi nghĩa đó đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh để chiến đấu chống phong kiến phương Bắc xâm lược.

- Các cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn. Đội - Các cuộc khởi nghĩa đó đã tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta. - Các cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn. Đội - Các cuộc khởi nghĩa đó đã tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Câu 9: Những cống hiến của Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tạo ra bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.

Trả lời:

- Khúc Thừa Dụ: - Khúc Thừa Dụ:

+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. + Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

+ Thắng lợi đó đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc. + Thắng lợi đó đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.

- Ngô Quyền: - Ngô Quyền:

+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán. + Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.

+ Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. + Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

+ Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. + Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

Câu 10: Hãy trình bày quá trình ra đời của Vương quốc Chăm-pa?

Trả lời:

* Quá trình ra đời:

- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. - Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp. - Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp.

Câu 11: Vị trí địa lý của Chăm-pa mang đến thuận lợi cho kinh tế của Vương quốc Chăm-pa?

Trả lời:

Với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỷ, vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

Câu 12: Xã hội Vương quốc Chăm-pa có sự phân hóa như thế nào?

Trả lời:

Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính:

+ Tăng lữ + Tăng lữ

+ Quý tộc + Quý tộc

+ Nông dân + Nông dân

+ Dân tự do + Dân tự do

+ Nô lệ. + Nô lệ.

Câu 13: Hãy trình bày quá trình ra đời, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam hiện nay. - Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

 - Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian này, Phù Nam là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực Ấn Độ, Trung Quốc. - Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian này, Phù Nam là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực Ấn Độ, Trung Quốc.

- Từ thế kỉ III, Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, nhiều lần chinh phục các xứ lân bang. - Từ thế kỉ III, Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, nhiều lần chinh phục các xứ lân bang.

- Từ thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính. Tới đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ. - Từ thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính. Tới đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ.

Câu 14: Những điểm giống và khác nhau trong đời sống văn hoá của cư dân Văn Lang, Âu Lạc; cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là gì?

Trả lời:

Giống nhauKhác nhau
 - Đời sống văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng  - Sinh hoạt văn hoá thường gắn với kinh tế nông nghiệp. Có tập tục ở nhà sàn  - Tín ngưỡng: Biết thờ cúng và sùng bái các vị thần. - Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chưa có chữ viết riêng; có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. Cư dân Chăm-pa, Phù Nam đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.  -- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sùng bái tự nhiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng có công với làng nước. Cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam đều theo tôn giáo Bà La Môn và Phật giáo.

Câu 15: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nền văn hóa mang đậm đời sống sông nước là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hóa Phù Nam: người Phù Nam làm nhà sàn trên kênh rạch, xây dựng những thành thị ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

Câu 16: Hãy cho biết một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta.

Trả lời:

Một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta:

●     Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc

●     Chia thành đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện

●     Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện

●     Chính quyền đô hộ cho xây đắp các thành lũy lớn ở trụ sở các châu, quận như thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình - Đại La (Hà Nội)... và bố trí lực lượng quân trú để bảo vệ chính quyền

●     Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Câu 17: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị văn hoá như thế nào?

Trả lời:

Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị văn hoá :

Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang ở cùng người Việt, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận; tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, tìm cách xóa bỏ những phong tục tập quán của người Việt.

Câu 18: Theo em, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? Vì sao?

Trả lời:

Thành phần nông dân công xã sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt. Vì đây là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của phong kiến Bắc thuộc. Vì thế họ căm ghét sâu đậm và mong muốn đấu tranh nhất trong xã hội.

 

Câu 19: Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên

Trả lời:

Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,...

Câu 20: Hãy cho biết một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: thờ cúng tổ tiên, tảo mộ, tưởng niệm thần thành hoàng ở đình làng, viết chữ Nho, xin chữ,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay