Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 5 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỶ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X (PHẦN 3)

Câu 1: Qua sưu tầm tài liệu, em hãy tóm tắt truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và cho biết truyền thuyết đã phản ánh điều gì?

Trả lời:

- Sưu tầm và tóm tắt truyền thuyết: Van - Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên Lạc Long Quân. Lạc Long Quân tài giỏi, tỉnh thông võ nghệ, là con của vua dưới biển, chàng lên bờ dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, giúp dân có cuộc sống tốt hơn. Chàng giúp dân diệt trừ yêu tinh, cáo chín đuôi. Rồi Lạc Long Quân gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. còn làm lành môn VCM là v

- Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Nhưng vì một người là tiên trên núi, một người là rồng dưới biển nên Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên non. Người con trưởng đi theo mẹ, được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, lập ra nước Văn Lang, là nhà nước đầu tiên của Việt Nam.

- Truyền thuyết phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta.

Câu 2: Em hãy nêu những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc?

Trả lời:

Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc đó là:

- Trống đồng Đông Sơn thể hiện trình độ cao của thuật luyện kim thời Văn Lang - Âu Lạc. Hình ảnh hoa văn trên trống đồng phản ánh những hoạt động tinh thần, cuộc sống của người Việt thời Văn Lang - Âu Lạc. Trống đồng còn là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội.

- Thành Cổ Loa: là một công trình kiến trúc độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, nó còn thể hiện trình độ phát triển cao của cư dân Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

Câu 3: Những nét chính về sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp của Văn Lang. Tác động của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đến đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.

Trả lời:

* Những nét chính về sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp:

- Văn Lang là một nước nông nghiệp. Việc trồng lúa nước đã trở nên phổ biến.

- Để tăng thêm nguồn thức ăn, người ta còn biết trồng nhiều loại rau, đậu, bầu bí.

- Nhiều nghề thủ công cũng phát triển, đặc biệt là nghề luyện kim đồng thau được chuyên môn hóa cao, người ta đã đúc được hàng loạt các công cụ, đồ dùng bằng đồng vừa đẹp, vừa tinh xảo như: lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, thạp đồng. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.

* Tác động của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp:

- Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực chính như gạo nếp, gạo tẻ; ngoài ra còn có các loại củ khoai, sắn.

- Thức ăn gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn.

- Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu... bằng gốm và đồng thau.

- Cư dân Văn Lang ngày càng thích ứng với thiên nhiên.

Câu 4: “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/ Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào? Nêu hiểu biết của em về vị anh hùng dân tộc đó.

Trả lời:

- Vung tay đánh cọp xem còn dễ/ Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc: Bà Triệu

- Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân. Năm 248, Bà Triệu và anh trai phất cờ khởi nghĩa đánh quân xâm lược Ngô. Không lâu sau, anh trai mất, Bà Triệu được nghĩa quân tôn làm chủ tướng.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời kì Bắc thuộc?

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời kì Bắc thuộc:

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thâm độc với nhân dân Việt Nam, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ luôn gay gắt.

- Tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân Việt Nam.

Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Nêu những nét chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

* Nguyên nhân bùng nổ:

- Đầu thế kỷ I, dưới ách thống trị của nhà Đông Hán, cuộc sống của nhân dân Âu Lạc hết sức ngột ngạt.

- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ ra sức vơ vét, bóc lột làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng cơ cực.

- Lòng căm thù của nhân dân ta làm bùng lên nhiều cuộc nổi dậy lẻ tẻ. Tô Định càng ra sức trấn áp, tiêu diệt cuộc nổi dậy bằng những hành động tàn sát. Một số Lạc tướng bị giết hại, trong đó có Thi Sách chồng của Trưng Trắc.

* Diễn biến:

- Năm 34, nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định vốn bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận.

- Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa.

- Bấy giờ dân chúng quận Cửu Chân, Nhật Nam lần lượt nổi dậy, theo về với Hai Bà Trưng ngày một đông đảo.

- Trong khí thế “rửa sạch nước thừ”, nghĩa quân Hai Bà Trưng nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).

- Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Tương truyền, chính quyền Trưng Vương ban tước cho người có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Câu 7: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

Trả lời:

Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 8: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

Trả lời:

Câu đố trên chứa nhiều dữ liệu phản ánh về Ngô Quyền:

+ Để đối phó với quân Nam Hán, Ngô Quyền đã lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc; sai người đem cọc lớn, vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển…

+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

Câu 9: Khúc Hạo đã tiến hành các chính sách cải cách như thế nào?

Trả lời:

Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách:

+ Định lại mức thuế cho công bằng.

+ Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.

+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

Câu 10: Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?

Trả lời:

Thời nhà Hán Việt Nam bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền tự chủ và giành được thắng lợi.

Câu 11: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới? Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa đó đến văn hóa Chăm-pa.

Trả lời:

Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ:

- Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn

- Người Chăm du nhập các tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Hin-đu giáo,…)

- Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam),…

Câu 12: Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của cư dân Vương quốc Chăm-pa. Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

Trả lời:

* Nêu những biểu hiện:

- Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn, đồi, núi.

- Ngoài ra họ còn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá và buôn bán với các nước trong vùng.

* Nhận xét:

-  - Nhân dân Chăm-pa đã biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

- Họ biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

- Từ đó cho thấy rằng trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa tương đương với các nước khu vực xung quanh. 

 

Câu 13: Em hãy cho biết tổ chức xã hội ở Vương quốc Phù Nam?

Trả lời:

Tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

- Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị.

- Nhờ thủ công nghiệp và ngoại thương phát triển nên thành thị Phù Nam là nơi sinh sống của nhiều tầng lớp dân cư và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam.

 

Câu 14: Nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là nhân tố nào?

Trả lời:

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:

+ Phù Nam nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại.

+ Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này.

- Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trong nước đã tạo ra nguồn sản vật (hàng hóa) dồi dào cho hoạt động thương mại.

- Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.

ð Trong các nhân tố trên, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam. (Vì tới khoảng thế kỉ VI – thế kỉ VII, khi con đường giao thương ở Đông Nam Á có sự chuyển hướng xuống vùng eo biển Ma-lắc-ca, Óc Eo không còn giữ vị trí trung tâm trên tuyến đường thương mại, thì Vương quốc Phù Nam cũng nhanh chóng suy tàn).

Câu 15: Em có nhận xét gì về tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc cổ Phù Nam?

Trả lời:

Tín ngưỡng, tôn giáo:

- Cư dân Phù Nam thờ đa thần. 

+ Sớm tiếp nhận đạo Phật và đạo Hin-đu từ Ấn Độ.

+ Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng vào khu vực Đông Nam Á.

 

Câu 16: "Bị đô hộ hàng mười thế kỷ mà sau mấy nghìn năm – Ta vẫn là ta - hẳn không phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cửng hơn mà chủ yếu là nhờ văn hoá, nhờ đạo lí, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình." (Trần Văn Giàu). Dựa vào nhận định trên và kiến thức đã học, em hãy cho biết yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.

Trả lời:

Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ vì:

●     Người Việt hiểu rõ Trung Quốc và ý đồ đồng hóa của họ

●     Người Việt đoàn kết, yêu nước, yêu văn hóa của mình

●     Sự sáng tạo của người Việt: tiếp thu chọn lọc, đọc chữ Hán bằng tiếng Việt

●     Truyền thống dựng nước và giữ nước, bảo vệ văn hóa dân tộc

Câu 17: Em có suy luận gì về hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc theo bảng dưới đây.

Lĩnh vựcThông tin phản ánhSuy luận về hậu quả
Đất đaiChiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy.Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ
Thuế khóa - Cống nạp - Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.- Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc?
Thủ công nghiệpNắm độc quyền về sắt và muối?

Trả lời:

Lĩnh vựcThông tin phản ánhSuy luận về hậu quả
Đất đaiChiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy.Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ
Thuế khóa - Cống nạp - Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.  - Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc

Bóc lột sức lao động, cướp đoạt tài sản của nhân dân ta

Khiến đất nước ta đói kém, nghèo nàn, kém phát triển

Thủ công nghiệpNắm độc quyền về sắt và muối - Đánh nặng thuế sắt là để nhân dân ta không có đủ cơ hội để sản xuất vũ khí chống lại chúng.  - Đánh nặng thuế muối là vì muốn nhân dân ta cơ thể ốm yếu, ngu dốt, lạc hậu giúp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, vì muối là thành phần thiết yếu và quan trọng trong bữa ăn

Câu 18:

Trả lời:

 

Câu 19:

Trả lời:

Câu 20:

Trả lời:

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay