Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN
ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 -1427)
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Khái quát tình hình nước ta từ năm 1406 đến trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
- Sự xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:
- Lợi dụng tình thế khó khăn của nước ta đầu thời nhà Hồ, tháng 11-1406, quân xâm lược Minh đã tiến sang nước ta
- Mặc dù nhà Hồ đã chiến đấu anh dung và kiên cường nhưng do không đoàn kết được toàn dân cuối cùng đã bị thất bại. Nhà Hồ sụp đổ (tháng 6-1407).
- Chính sách cai trị của nhà Minh
- Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh đã xóa tên Đại Việt đặt tên nước ta là Giao Chỉ như thời Bắc thuộc
- Chính sách áp bức bóc lột của chúng hết sức nặng nề.
Câu 2: Những cuộc khởi nghia của quý tộc nhà Trần trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như thế nào?
Trả lời:
- Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần:
+ Không thể chấp nhận ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, với lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc nhân dân ta đã cầm vũ khí nổi dậy đấu tranh theo sự chỉ đạo của các quý tộc nhà Trần.
+ Các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, của Trần Khoáng tuy bước đầu giành được một số thắng lợi nhưng do mẫu thuẫn nội bộ nên cuối cùng bị thất bại. Đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào? Kết thúc vào thời gian nào? Trải qua bao nhiêu giai đoạn?
Trả lời:
- Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra từ năm 1418 kết thúc năm 1427 và trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1418-1423)
+ Giai đoạn 2 (1424-1426)
+ Giai đoạn 3 (cuối năm 1426-cuối năm 1427)
Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuỗ khởi nghĩa Lam Sơn? Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của quân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược nào?
Trả lời:
- Lê Lợi là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của quân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược Minh.
Câu 3: Những năm đầu dựng cờ khởi nghĩa nghĩa quân lam Sơn đã hoạt động như thế nào?
Trả lời:
- Tháng 2-1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Trong tình thế lực lượng còn ít, quân sĩ có lúc chỉ còn 100 người mà quân Minh lại đang mạnh và làm chủ cả nước, nghĩa quân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ.
- Do mới bắt đầu hoạt động, khởi nghĩa thiếu về lương thực. Năm 1421, trong một đợt vây quét của giặc Minh, nghĩa quân lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói và rét,... Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa để nuôi quân.
- Nhiều lần bị quân Minh tấn công, nghĩa quân phải rút quân lên núi Chí Linh, cố gắng bảo toàn lực lượng:
+ Năm 1418, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) lần 1. Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.
+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2.
- Trong tình thế khó khăn đó, năm 1423, Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định hòa hoãn với quân Minh, tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng...
- Năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công, nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí Linh lần 3, khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
Câu 4: Em hãy cho biết những thắng lợi đầu tiên nào làm thay đổi cục diện cuộc chiến của nghĩa quân Lam Sơn?
Trả lời:
Những thắng lợi đầu tiên nào làm thay đổi cục diện cuộc chiến của nghĩa quân Lam Sơn:
- Nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi giải phóng Nghệ An:
- Nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Câu 5: Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động tiến quân ra Bắc như thế nào?
Trả lời:
- Tháng 9-1426, trên đà thắng lợi, dựa vào cơ sở của vùng mới giải phóng. Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiến công ra Bắc theo ba hướng để vừa ngăn chặn giặc từ Vân Nam sang, vừa giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút của giặc từ Nghệ An về Đông Quan và tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhờ tinh thần chiến đấu và những chủ trương đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy nhiệt liệt ủng hộ và tham gia chiến đấu. Các vùng đất nước lần lượt được giải phóng.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân ào ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?
Trả lời:
Tháng 10/1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây và Vân Nam tiến vào Việt Nam. Nghĩa quân lam sơn tổ chức phục kích quân Minh tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Liễu Thăng bị giết tại trận.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”?
Trả lời:
Hoàn cảnh: Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi yêu cầu Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo. Đây là khúc ca khải hoàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi do Nguyễn Trãi biên soạn.
Câu 3: Ở Việt Nam, vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
Lãnh tụ của khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi, do đó sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua, lập ra nhà Lê.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
Trả lời:
- Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch:
+ Tốt Động, Chúc Động là vùng đầm lầy, quân Lam Sơn đã mai phục, chặn đánh địch
+ Chi Lăng là vùng biên ải hiểm yếu, nghĩa quân tổ chức phục kích.
Câu 2: Nguyễn Trãi đã hỗ trợ Lê Lợi như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
- Nguyễn Trãi đã tham mưu cho Lê Lợi phép dùng binh là biết lấy mềm đánh cứng, lấy yếu thắng mạnh, cho nên phần nhiều đều dẫn tới thắng lợi.
- Nguyễn Trãi ở bộ phận tham mưu. Ý kiến tham mưu của ông trong các trường hợp được Lê Lợi nghe theo.
- Nguyễn Trãi được thay mặt Lê Lợi đảm nhiệm những công việc quan trọng như viết thư chiêu hàng, thảo hịch, ra tuyên cáo, vào thành thương thảo với Vương Thông.
- Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi yêu cầu Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo. Đây là khúc ca khải hoàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt) của nước Đại Việt.
=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)