Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 13: VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
(24 câu)
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Hãy trình bày diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Trả lời:
* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Câu 2: Nêu nội dung và giải thích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
Trả lời:
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
- Giải thích:
+ Toàn dân: Cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái.
+ Toàn diện: Cuộc kháng chiến diễn ra trên tất cả các mặt trận như quân sự, chính trị, kinh tế,...
+ Trường kì: Cuộc kháng chiến phải tiến hành lâu dài do so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch.
+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế: Vận mệnh của dân tộc phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.
Câu 3: Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trả lời:
- Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954
+ Trước tình hình mới, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra Kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954. Phương hướng chiến lược là tấn công một số địa bàn có tầm quan trọng về chiến lược mà quân Pháp tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai và buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó.
+ Từ tháng 12/1953 – tháng 2/1954, quân chủ lực Việt Nam đã tấn công nhiều nơi, như: Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên… Kết quả: Pháp buộc phải phân tán lực lượng thành năm nơi tập trung quân là: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-ku.
=> Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Đông-Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp và can thiệp Mỹ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
+ Từ cuối năm 1953, thực dân Pháp được Mỹ giúp sức đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm kiên cố ở Đông Dương.
+ Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, sau khi đánh giá tình hình lực lượng giữa hai bên, phương án tác chiến đã được chuyển sang ”đánh chắc, tiến chắc”. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954 và chia làm ba đợt.
▪ Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
▪ Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.
▪ Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam. 7/5/1954, toàn bộ Ban Tham mưu của Pháp phải đầu hàng.
=> Ý nghĩa: đập tan Kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi. Chiến thắng này cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 4: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Trả lời:
Câu 5: Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
Trả lời:
Câu 6: Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1954.
Trả lời:
Câu 7: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (tháng 12-1946 đến tháng 2-1947.
Trả lời:
Câu 8: Kế hoạch Na-va đã bị phá sản như thế nào?
Trả lời:
Câu 9: Trình bày khái quát diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Trả lời:
Câu 10: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận kinh tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Trả lời:
Câu 11: Nêu một số thành tựu tiêu biểu trên mặt trận văn hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1954.
Trả lời:
Câu 12: Trình bày khái quát diễn biến chính của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Trả lời:
Câu 13: Nêu một số thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1954.
Trả lời:
Câu 14: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Trả lời:
Câu 15: Trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận văn hoá, giáo dục trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1950).
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Trình bày vai trò của chiến khu Việt Bắc trong những năm 1946 - 1950 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam.
Trả lời:
Vị trí chiến lược: Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng từ năm 1941, đóng vai trò trung tâm chỉ huy của cuộc kháng chiến. Đây là nơi đóng quân của Bộ Tổng tư lệnh và là nơi Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc chiến.
Cơ sở hậu cần: Việt Bắc là căn cứ vững chắc về hậu cần và địa bàn tác chiến. Quân đội Việt Nam đã xây dựng lực lượng tại đây, phát triển vũ khí và lương thực phục vụ chiến trường. Các cơ sở sản xuất quân sự, y tế cũng được củng cố mạnh mẽ.
Tác động quân sự: Nhờ sự bảo vệ chặt chẽ từ chiến khu Việt Bắc, quân đội và nhân dân đã tổ chức nhiều chiến dịch lớn, nổi bật là chiến thắng Việt Bắc năm 1947, ngăn chặn sự xâm lược quy mô lớn của thực dân Pháp.
Câu 2: Vì sao Chiến thắng Biên giới năm 1950 được coi là bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược?
Trả lời:
Chiến thắng Biên giới năm 1950 được coi là bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược, vì:
+ Đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam.
+ Thắng lợi của chiến dịch này đã giúp ta giải phóng được vùng biên giới rộng lớn và mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng hành lang Đông - Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
+ Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 3: Vì sao nói: Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"?
Trả lời:
Câu 4: Theo em, vì sao thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Phân tích sự khác biệt về chiến lược và sách lược giữa thực dân Pháp và quân đội Việt Nam trong giai đoạn từ 1949 đến 1954. Liên hệ với chiến thắng của Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trả lời:
- Trong giai đoạn từ 1949 đến 1954, chiến lược và sách lược của thực dân Pháp và quân đội Việt Nam có sự khác biệt lớn.
+ Phía Pháp thực hiện kế hoạch Nava (1953) nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng cách tập trung quân đội tại các vị trí chiến lược, thực hiện phòng ngự tại Điện Biên Phủ, nhằm dụ quân đội Việt Nam tấn công để tiêu diệt lực lượng chính quy của ta. Chiến lược này tập trung vào việc xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm vững chắc, được trang bị vũ khí hiện đại và quân số đông.
- Ngược lại, phía Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã áp dụng chiến tranh nhân dân với phương châm "đánh chắc, thắng chắc".
+ Quân đội ta đã tổ chức bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, xây dựng hệ thống chiến hào và pháo đài vững chắc, tiến hành những cuộc tấn công có kế hoạch và lâu dài, khiến cho quân Pháp rơi vào thế bị động và kiệt quệ về lương thực, trang bị.
+ Chiến lược của ta kết hợp giữa chiến tranh du kích và chính quy, linh hoạt trong từng giai đoạn, từng chiến dịch.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh sự khác biệt rõ rệt về chiến lược giữa hai bên.
+ Phía Pháp, với ưu thế về vũ khí, quân số nhưng bị gò bó trong các cứ điểm, không thể phát huy hết tiềm lực.
+ Trong khi đó, Việt Nam dù gặp nhiều khó khăn về trang bị, nhưng nhờ chiến lược đúng đắn và sự chỉ huy tài tình, đã đánh bại hoàn toàn quân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh.
Câu 2: Đánh giá vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trả lời:
- Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là trận quyết chiến chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là trận chiến đánh bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp, làm suy sụp tinh thần quân Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
- Thắng lợi này chứng minh sức mạnh quân sự và ý chí kiên cường của quân dân Việt Nam, đồng thời góp phần tạo ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.
Câu 3: Theo em, nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Vì sao?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích mối liên hệ giữa các phong trào kháng chiến trong nước và sự hỗ trợ quốc tế đối với Việt Nam trong giai đoạn 1946 - 1950.
Trả lời:
- Phong trào trong nước: Các cuộc kháng chiến của quân đội và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào nội lực, với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh tại nhiều vùng khác nhau. Đặc biệt, các chiến dịch Việt Bắc, Biên giới đã củng cố quyết tâm của toàn dân.
- Sự hỗ trợ quốc tế: Trong giai đoạn này, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tinh thần và vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Trung Quốc, sau Cách mạng năm 1949, bắt đầu cung cấp vũ khí, huấn luyện quân đội, tạo điều kiện cho quân đội Việt Nam chiến đấu.
- Mối liên hệ: Mối liên hệ giữa phong trào trong nước và sự hỗ trợ quốc tế là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam vừa tự lực cánh sinh vừa tận dụng được nguồn lực quốc tế để chiến thắng quân Pháp. Sự phối hợp giữa ngoại giao và quân sự đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cuộc kháng chiến.
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954