Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 12: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Hãy nêu các biện pháp giải quyết “giặc dốt” và xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc.

Trả lời:

- Để xoá nạn mù chữ, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ. Phong trào Bình dân học vụ phát triển sôi nổi, rộng khắp.

- Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.

- Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước.

Câu 2: Trình bày tình hình chính trị của Việt Nam sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

Trả lời:

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chính quyền cách mạng còn non trẻ và lực lượng vũ trang còn yếu, nền độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng.

- Đất nước ta phải đối mặt với sự chống đối từ các lực lượng phản cách mạng trong nước như Việt Quốc, Việt Cách, đồng thời phải đối phó với sự xâm lược của quân đội nước ngoài, trong đó có quân Tưởng ở miền Bắc và quân Pháp ở miền Nam. 

- Chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam đứng trước thách thức bảo vệ nền độc lập trong bối cảnh thế giới chưa công nhận.

Câu 3: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Nam Bộ.

Trả lời:

♦ Giai đoạn 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946

- Bối cảnh:

+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.

+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.

- Diễn biến chính:

+ Ngay từ đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức.

+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Kết quả:

Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng

♦ Giai đoạn 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946

- Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

- Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Câu 4: Nêu các biện pháp để giải quyết khó khăn về kinh tế của chính quyền cách mạng.

Trả lời:

Câu 5: Trình bày các biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trả lời:

Câu 6: Trình bày ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại của nhân dân Việt Nam?

Trả lời:

- Toàn dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng và quyết tâm cùng với nhân dân Nam Bộ bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa và tác động của việc phát động phong trào “Tuần lễ Vàng” năm 1945.

Trả lời:

- Phong trào “Tuần lễ Vàng” diễn ra vào tháng 9 năm 1945 là một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết khó khăn về tài chính của chính quyền cách mạng. 

- Phong trào kêu gọi nhân dân hiến vàng, bạc, tài sản để đóng góp cho Nhà nước. 

- Kết quả, nhân dân đã tích cực hưởng ứng, đóng góp hàng tấn vàng và bạc, giúp chính quyền có đủ nguồn lực để đối phó với các thách thức trước mắt. Phong trào này không chỉ giải quyết vấn đề tài chính mà còn củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Câu 3: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc củng cố và xây dựng chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám là gì? 

Trả lời:

Câu 4: Hãy giải thích vì sao Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trả lời:

- Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng. Thông qua các phong trào như “Tuần lễ Vàng”, “Hũ gạo cứu đói”, và phong trào tăng gia sản xuất, nhân dân đã trực tiếp giúp chính quyền vượt qua khó khăn về kinh tế, xã hội. 

- Nhân dân còn tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, chống lại các lực lượng phản cách mạng và ủng hộ chính quyền trong các cuộc đấu tranh ngoại giao và quân sự.

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Em có suy nghĩ gì về câu nói đó? Là một học sinh, em có thể làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

Trả lời:

- “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nêu lên tầm quan trọng của tri thức, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu.

- Là một học sinh, để góp phần xây dựng đất nước em phải:

+ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn

+ Chăm chỉ, sáng tạo, chủ động trong học tập và lao động

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ

Câu 3: So sánh và đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế - tài chính mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng sau Cách mạng Tháng Tám.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đánh giá hiệu quả của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 trong bối cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ.

Trả lời:

- Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 là một bước đi chiến lược quan trọng trong bối cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ và đang đối mặt với nhiều thách thức từ các thế lực ngoại bang. 

- Mặc dù Hiệp định này đã khiến Việt Nam phải nhượng bộ Pháp về một số quyền lợi, nhưng nó đã giúp Việt Nam tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 

- Hiệp định cũng tạo điều kiện cho chính quyền cách mạng mở rộng ảnh hưởng, đẩy lùi các thế lực phản cách mạng trong nước.

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay