Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
Giáo án bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).
Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quân sự,…trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác tư liệu để tìm hiểu về Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946); Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng; Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quân sự,…trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã, sưu tầm tư liệu và viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) về một tấm gương tiêu biểu trên mặt quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở địa phương em.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Biết ơn sự hi sinh dũng cảm vì độc lập, tự do của các anh hùng liệt sĩ; Trân trọng giá trị của hòa bình và ý thức trách nhiệm đối với việc giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc. Từ đó, lên án các hành động bạo lực vũ trang, phá hoại giá trị hòa bình của nhân loại; Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
Tranh, ảnh về cuộc chiến đấu ở Hà Nội năm 1946, chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên giới 1950.
Một số phim điện ảnh: Hà Nội mùa đông năm 1946; Đào, phở và piano; phim tài liệu: Hà Nội mùa đông năm 1946, Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông 1947,…
Các bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945), Trường ca sông Lô (Nhạc và lời: Văn Cao, 1947).
Các lược đồ về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và Biên giới thu – đông năm 1950.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp?
c. Sản phẩm: Cảm nhận, suy nghĩ của HS về hình ảnh chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh kết hợp dẫn dắt: Dưới đây là bức ảnh chiến sĩ quyết tử Trần Thành (Nguyễn Văn Thiềng) đang ôm bom ba càng đón xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội, được nghệ sĩ Nguyễn Bá Khoản chụp ngày 23/12/1946.

Chiến sĩ quyết tử Trần Thành ôm bom ba càng
đón đánh xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội (1946)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về hình ảnh chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Hình ảnh chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội (1946):
+ Là biểu tượng của ý chí quật cường, nỗi kinh hoàng với quân Pháp, thà hi sinh chứ nhất định không chịu mất nước.
+ Hình ảnh mãi là niềm tự hào của nhiều thế hệ người Hà Nội. Là câu chuyện lịch sử, giáo dục thế hệ hôm nay ghi nhớ, biết ơn những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của Thủ đô Hà Nội - Thủ đô anh hùng - Thủ đô hòa bình.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bức ảnh “Chiến sĩ quyết tử Trần Thành (Nguyễn Văn Thiềng) ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội (1946)” đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của quân dân Thủ đô Hà Nội trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vậy vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 13.2, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.61, 62 và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 13.2 SGK tr.61, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946? ![]() Tàu chiến Pháp khiêu khích ở Cảng Hải Phòng, ngày 5/3/1946 Tư liệu 1: “Sự thật đã chứng rằng: thực dân Pháp ngang nhiên khiêu hấn. Chúng định dùng võ lực bắt ta phải nhượng bộ. Nhưng không khi nào ta chịu. Tạm ước 14/9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 148) - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.62 để tìm hiểu về ý đồ và hành động của thực dân Pháp sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945. - GV đặt câu hỏi: Theo em, thực chất của việc thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi quyền giữ trị an ở Hà Nội là gì? Gợi ý: Thực chất là ép Việt Nam đầu hàng. - GV tiếp tục dẫn dắt: Đó là giới hạn cuối cùng của sự nhượng bộ. Vì vậy, Việt Nam không còn con đường nào khác là phải phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, thông tin mục I SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: Đứng trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ ta đã có hành động gì? ![]() - GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta muốn hòa bình… nhất định không chịu làm nô lệ” thể hiện điều gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS giải thích vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946, - GV mời đại 1 - 2 HS nêu hành động của Đảng, Chính phủ trước hành động gây hấn, chống phá cách mạng Việt Nam của thực dân Pháp. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta muốn hòa bình… nhất định không chịu làm nô lệ” thể hiện tính chủ động và quyết tâm chống Pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mặc dù đã kí các hiệp ước, hiệp định nhưng thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có sự gây hấn, khiêu khích, vi phạm các văn bản kí kết và những hành động tái xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực tìm kiếm hòa bình nhưng không được hồi đáp. Nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đó là con đường kháng chiến mang tính chính nghĩa, tự vệ. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ - Hành động gây hấn, chống phá cách mạng Việt Nam của thực dân Pháp: + Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946), Pháp tìm cách phá hoại hiệp định, mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam. + Từ T11/1946: Pháp khiêu khích, tấn công quân sự ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội,… + Ngày 18/12/1946: thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao cho quân Pháp giữ trật tự ở Hà Nội. - Hành động của Đảng và Chính phủ ta: + Ngày 18/12/1946: Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Nội), phát động cả nước + Tối 19/12/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
|
Tư liệu 2: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ 2.1. Trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) nhận định: âm mưu của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam đã chuyển sang một bước mới. Thời kì hòa hoãn đã qua. Chúng ta đã nhân nhượng để giữ hòa bình, nhưng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Nhân dân ta quyết không thể trở lại cuộc đời nô lệ một lần nữa. Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên quy mô cả nước, vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến. Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng, chiều 19/12/1946, mật lệnh Tổng tiến công vào lúc 20 giờ ngày 19/12 được chuyển tới các chiến khu, đơn vị. Tiếp đó, đúng 8 giờ tối ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Chỉ huy ra mật lệnh chiến đấu qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam: “Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đấu đã đến! Theo Chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung - Nam - Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước”. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. (Theo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994)
![]() Video: 19/12/1946: Ngày toàn quốc kháng chiến. https://www.youtube.com/watch?v=RyLurrERAhs |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3, thông tin mục II SGK tr.62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3, thông tin mục II SGK tr.62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. + Vì sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 HS lần lượt nêu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng: phát huy sức mạnh nội lực; là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa bởi: xuất phát từ mục đích của cuộc chiến là chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: + Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (T9/1947). + Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng Kết quả Phiếu học tập số 1 về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | |
Tư liệu 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng 3.1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! …Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Sđd, tr.534) ![]() Video: Toàn văn lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh 19/12/1946. https://www.youtube.com/watch?v=RzTxaGZ4bTw Video: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” - Sự khẳng định ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập. https://www.youtube.com/watch?v=jybyPff6o-Y KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt quân sự và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn diện trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 13.4 – 13.5, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục III SGK tr.63 – 65 và trả lời câu hỏi:
- Mô tả nét chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
- Mô tả nét chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
- Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cuộc chiến đấu ở các đô thị phía vĩ tuyến 16 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 – 1947). + Nhóm 2: Tìm hiểu về Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 (từ tháng 10 đến tháng 12/1947). + Nhóm 3: Tìm hiểu về đẩy mạnh kháng chiến toàn diện trong những năm 1946 – 1950 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: Khai thác Hình 13.4, Tư liệu, thông tin mục III.1 SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Mô tả nét chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. ![]() ![]() Hình 13.4. Chướng ngại vật chiến đấu được dựng trên đường phố Hà Nội (1946) - GV khuyến khích HS đóng vai là một chiến sĩ cảm tử mô tả về cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở ra). - GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán ý”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia làm 2 đội. Các đội chơi lần lượt quan sát hình ảnh/ video và thực hiện yêu cầu GV đưa ra. HS viết đáp án vào bảng phụ. + GV lần lượt nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và tìm ra đội thắng cuộc. Quan sát hình ảnh, video về Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội) và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình tượng các nhân vật của tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”? ![]() Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội) https://www.youtube.com/watch?v=usLOPcyYN8k (Từ đầu đến 1p20s). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1 mô tả nét chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. - GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đưa ra đáp án câu hỏi trò chơi: + “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” là lời biểu dương trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 27/1/1947 gửi các chiến sĩ Cảm tử quân Thủ đô . + Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” được khánh thành năm 2004, là biểu tượng tôn vinh ý chí anh dũng kiên cường hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự ghi dấu chiến công anh hùng của quân và dân Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu kiên cường, anh dũng, sáng tạo, quân và dân Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, tản cư, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tạo điều kiện để cả nước bước vào chiến tranh, triển khai thế trận chiến đấu lâu dài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Quân dân Hà Nội và các đô thị ở phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chủ động tiến công quân Pháp, tổ chức các trận đánh làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,.. Cuộc chiến đấu đã giam chân quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã phía Bắc vĩ tuyến 16. + Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt, lực lượng quân chủ lực của ta đã rút lui an toàn ra vùng hậu phương để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | III. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) 1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía vĩ tuyến 16 - Diễn biến chính: Từ ngày 19/12/1946 đến tháng 2/1947: + Quân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 tổ chức nhiều trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch. + Tại Hà Nội: quân dân Thủ đô đánh gần 200 trận. → Giam chân Pháp trong các thành phố. Đảng, Chính phủ, Mặt trận đoàn thể di chuyển về căn cứ. - Kết quả, ý nghĩa: + Đánh bại ý độ đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội. + Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. + Tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang kháng chiến lâu dài. | |
Tư liệu 4. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. 4.1. “Trận đánh ở Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải tiêu biểu cho tinh thần kháng chiến của cả nước, Hà Nội cần giam châm quân địch ít nhất là một tháng tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang chiến tranh”. (Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, NXB Quân đội nhân dân – NXB Thanh niên, Hà Nội, 1995, tr.37) ![]() ![]() Video: 60 ngày đêm khói lửa - Khúc tráng ca của quân và dân Thủ đô. https://www.youtube.com/watch?v=_8mySIf6Cm8 Video: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” - Sống mãi với Thủ Đô. https://www.youtube.com/watch?v=3yFYFFKI1EU Video: Phim tài liệu: Hà Nội mùa đông 1946 (GV cho HS xem nếu có thời gian). https://www.youtube.com/watch?v=6HR6cvTpG5w (Từ 6p57 đến 26p05). | ||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: Khai thác Hình 13.5, Tư liệu, thông tin mục III.2 SGK tr.64 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả nét chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. ![]() Hình 13.5. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 ![]() - GV khuyến khích HS đóng vai là anh bộ đội tham gia chiến dịch kể chuyện về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. - GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 2 trình bày thắng lợi quân sự tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân; sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn, nghệ thuật quân sự linh hoạt, sáng tạo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Quân ta phục kích, chặn đánh địch ở cả hướng đông và hướng tây. Sau hơn hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn. + Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giúp bộ đội chủ lực trưởng thành và thu được nhiều vũ khí. Chiến thắng này cũng làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 - Diễn biến chính: + Tháng 10/1947: Pháp huy động 12 000 quân tiến công lên Việt Bắc. → Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực, kết thúc chiến tranh. + Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. → Quân dân ta đẩy lùi các cuộc tấn công của địch, giành thắng lợi ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, Khe Lau,… + Ngày 19/12/1947: quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. - Kết quả, ý nghĩa: + Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài. + Bảo toàn cơ quan đầu não kháng chiến. + Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. | |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều