Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
(22 câu)
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Hãy trình bày ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre (1959 - 1960).
Trả lời:
- Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
Câu 2: Hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973-1975.
Trả lời:
♦ Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội:
+ Đến năm 1974, về cơ bản miền Bắc đã khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Cuối năm 1974, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trên một số ngành, lĩnh vực đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971. Đời sống nhân dân ổn định.
- Chi viện cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia:
+ Trong hai năm 1973 - 1974, miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Cam-pu-chia gần 20 vạn bộ đội. Đầu năm 1975 tăng thêm vào 57 000 bộ đội.
+ Miền Bắc tăng cường chi viện vật chất - kĩ thuật, bảo đảm đầy đủ nhu cầu cấp bách cho chiến trường miền Nam.
♦ Miền Nam đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
- Chiến đấu chống “bình định - lấn chiếm:
+ Từ tháng 3-1973, chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “binh định - lấn chiếm” vùng giải phóng.
+ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973), từ cuối năm 1973, quân dân miền Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, đồng thời chủ động mở một số cuộc tiến công để mở rộng vùng giải phóng.
+ Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 - Phước Long (6-1-1975).
- Giải phóng miền Nam:
+ Hoàn cảnh lịch sử:
▪ Chiến thắng Đường 14 - Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của Quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế.
▪ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào dầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
+ Diễn biến chính: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng, trải qua ba chiến dịch lớn.
▪ Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975):Quân Giải phóng giành thắng lợi trong trận then chốt Buôn Ma Thuột, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển rồi sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
▪ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, mở ra khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
▪ Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trưa ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
+ Kết quả: Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được giải phóng.
Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Trả lời:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
+ Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
+ Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
+ Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Câu 4: Trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960.
Trả lời:
Câu 5: Hãy trình bày diễn biến, kết quả của Chiến dịch Hồ Chí Minh và giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trả lời:
Câu 6: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã đánh dấu thất bại của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh”?
Trả lời:
Câu 8: Phong trào Đồng khởi nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu diễn biển, kết quả của phong trào.
Trả lời:
Câu 9: Hãy cho biết những thành tựu tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong giai đoạn 1965-1973.
Trả lời:
Câu 10: Hãy mô tả những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Trả lời:
Câu 11: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá (1958-1960). Trong giai đoạn này, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam như thế nào?
Trả lời:
Câu 12: Hãy nêu thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) và chi viện cho miền Nam.
Trả lời:
Câu 13: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích và đánh giá vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975.
Trả lời:
- Miền Bắc đóng vai trò là hậu phương chiến lược, vừa là cơ sở vật chất, kỹ thuật, vừa là động lực tinh thần to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc. Miền Bắc đã tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam.
- Về mặt xây dựng, miền Bắc đã khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp, tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thực hiện các kế hoạch 5 năm (1961-1965).
- Miền Bắc trở thành nơi cung cấp vũ khí, lương thực, và nhân lực cho chiến trường miền Nam thông qua đường mòn Hồ Chí Minh và các chiến dịch vận tải khác.
- Tuy nhiên, miền Bắc phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ từ 1965 đến 1972, gây tổn thất nặng nề về người và của. Dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc vẫn kiên cường khắc phục khó khăn, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sự thống nhất về tư tưởng và hành động giữa hai miền Nam - Bắc là nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Câu 2: Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh vai trò "hậu phương lớn" của miền Bắc đối với "tiền tuyến lớn" miền Nam trong giai đoạn 1965-1975.
Trả lời:
- Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương:
+ Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
+ Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
Câu 3: Vì sao nói phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
Trả lời:
Câu 4: Em hãy cho biết vai trò và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1960-1965.
Trả lời:
Câu 5: Cho biết hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 và những khó khăn mà chính quyền miền Bắc gặp phải trong giai đoạn đầu.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích sự thay đổi trong chiến lược quân sự và chính trị của Mỹ tại Việt Nam từ sau Hiệp định Geneva (1954) đến trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1964). Những thay đổi này đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này?
Trả lời:
- Chiến lược quân sự của Mỹ:
+ Sau Hiệp định Geneva, Mỹ thay đổi chiến lược từ hỗ trợ quân sự gián tiếp cho Pháp sang trực tiếp tham gia vào công cuộc ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
+ Chính quyền Eisenhower và sau đó là Kennedy tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam.
+ Đến năm 1961, Mỹ bắt đầu triển khai các cố vấn quân sự và tăng cường sự hiện diện quân sự với chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh".
- Chiến lược chính trị của Mỹ:
+ Mỹ cùng chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành các chiến dịch bình định, lập ấp chiến lược nhằm chia rẽ sự liên kết giữa lực lượng cách mạng và nhân dân miền Nam.
+ Tuy nhiên, các chiến dịch này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, gây ra các cuộc nổi dậy ngày càng tăng cường tại nông thôn.
- Tác động đến cuộc kháng chiến:
+ Những thay đổi trong chiến lược quân sự và chính trị của Mỹ đã dẫn đến sự thất bại của chính quyền Ngô Đình Diệm, đỉnh điểm là cuộc đảo chính năm 1963.
+ Đồng thời, cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh với sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Điều này đã tạo tiền đề cho sự leo thang chiến tranh của Mỹ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964.
Câu 2: Em có ấn tượng nhất với thành tựu nào của miền Bắc hoặc thắng lợi tiêu biểu nào của miền Nam trong giai đoạn 1954-1965? Vì sao?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Đánh giá vai trò của các phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân miền Nam trong việc làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy từ năm 1954 đến năm 1965.
Trả lời:
- Ngay từ sau Hiệp định Geneva, nhân dân miền Nam đã tiến hành nhiều phong trào đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định, chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Các cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi bật là Đồng Khởi đã đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng và phát triển lực lượng quân sự của cách mạng miền Nam.
- Phong trào vũ trang lan rộng, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và quân sự, làm cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn gặp khó khăn lớn trong việc kiểm soát các vùng nông thôn.
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975