Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Giáo án bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 sách Lịch sử và Địa lí 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 

(5 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

  • Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua quan sát tranh ảnh, khai thác và sử dụng thông tin tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu của miền Bắc giai đoạn 1955 – 1965 và thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam giai đoạn 1961 – 1965.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam; Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1965 (phong trào Đồng Khởi; đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua lập bảng hệ thống và sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet để chứng minh vai trò của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong những năm 1961 – 1965; giới thiệu về khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc và lí do nên đến tham quan, học tập ở khu di tích này. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng những thành quả mà nhân dân hai miền Nam, Bắc đã đạt được trong giai đoạn 1954 – 1965. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Tranh, ảnh, sơ đồ, bảng, tư liệu các thành tựu của miền Bắc và phong trào Đồng khởi, các chiến thắng của nhân dân miền Nam và phong trào Đồng khởi, các chiến thắng của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. 

  • Các lược đồ về trận Vạn Tường (Quảng Ngãi, tháng 8/1965), về đường bay chính của máy bay B52 xâm lược miền Bắc trong 12 ngày đêm ở Hà Nội và diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

  • Các phim tài liệu “Đồng khởi Bến Tre” (sản xuất năm 2020), “Việt Nam 1963 – Ai sẽ thắng sai” (sản xuất năm 2023), Việt Nam 1972 – tập 1: Năm quyết định (sản xuất năm 2022). Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (nhạc và lời: Phạm Tuyên, 1975), “Dáng đứng Bến Tre” (nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý, 1980). 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Cánh diều (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS quan sát bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem bức ảnh này?

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của cá nhân HS sau khi xem bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị”.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh kết hợp dẫn dắt: Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam. Cổ thành thiêng liêng đang lưu giữ bao kỷ vật về cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa (28/6 - 16/9/1972). Điều kỳ diệu ở Thành cổ Quảng Trị còn ghi dấu ấn đặc biệt của những người con ưu tú quê hương Thái Bình đó là “Bức thư thiêng” của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh và bức ảnh ““Nụ cười chiến thắng” của các chiến sĩ ở Thành cổ Quảng Trị của cựu chiến binh, thương binh Lê Xuân Chinh.

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

“Nụ cười chiến thắng” của 

các chiến sĩ ở Thành cổ Quảng Trị

(Đoàn Công Tính chụp)

 

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem bức ảnh này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu suy nghĩ của bản thân sau khi xem bức ảnh“Nụ cười chiến thắng” của các chiến sĩ ở Thành cổ Quảng Trị.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm mùa hè rực lửa năm 1972 khốc liệt, đẫm máu xương đồng đội của Lê Xuân Chinh đang nằm lại dưới lớp cỏ non Thành cổ, Lê Xuân Chinh chưa tròn 18 tuổi vào trận mà “Hi sinh không sợ, gian khổ không sờn” nét cười rạng rỡ, lạc quan, tạc vào thế kỉ XX, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Dẫu thời gian có là lớp bụi phủ đi những thương đau của chiến tranh, nhưng hôm nay và mai sau thời gian sẽ mãi khắc ghi “Nụ cười chiến thắng” của Lê Xuân Chinh nơi Thành cổ Quảng Trị.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” được chụp vào tháng 8/1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt. Các sĩ chiến sĩ bên Thành cổ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Vậy, trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Hoạt động 1.1.1. Tìm hiểu về hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những thành tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957).

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 14.2, Bảng 14.1, thông tin mục I.1.a SGK tr.71, 72 và hoàn thành Phiếu học tập số 1

- Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957).

- Cho biết ý nghĩa của những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những thành tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.2, Bảng 14.1, thông tin mục I.1.a SGK tr.71, 72 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

Hình 14.2. Nông dân nhận ruộng

 trong cải cách ruộng đất (1955)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ VÀ HÀN GẮN 

VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH 

(1954 – 1957)

Thành tựu

Biểu hiện

Ý nghĩa

Cải cách ruộng đất (1953 – 1956)

…………………..

…………………..

…………………..

…………………..

………………

………………

………………

………………

Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)

- Nông nghiệp:…..

…………………..

………………

………………

- Công nghiệp:…..

…………………..

………………

………………

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:.

…………………..

………………

………………

………………

- Giao thông vận tải:…………………………………..

………………

………………

………………

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày những thành tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957) theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận:  

+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc được giải phóng và chuyển sang thời kì mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ cuối năm 1953 – 1956, miền Bắc tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất. Cùng với cải cách ruộng đất, nhân dân miền Bắc còn đẩy mạnh các hoạt động khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, đạt được nhiều thành tựu lớn.

+ + Những thành tựu mà miền Bắc đạt được trong những năm 1954 – 1957 đã đặt cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội (1958 – 1960), bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ tinh thần và ủng hộ cho nhân dân miền Nam. 

- GV mở rộng kiến thức: Việc tiến hành cải cách ruộng đất còn phạm phải những sai lầm do: một số địa phương nóng vội, đánh giá chưa đúng một số địa chủ kháng chiến, người có công với cách mạng,… Đảng và Chính phủ đã kịp thời có chủ trương, biện pháp sửa sai, khắc phục hậu quả. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

1. Thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những thành tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957) đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.1. 

 

Tư liệu 1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957).

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

Video: Ngày 30/5/1957. Bác Hồ về thăm nhà máy Xi măng Hải Phòng.

https://www.youtube.com/watch?v=z5AojUpvUNM (từ đầu đến 0p44s).

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ VÀ HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH (1954 – 1957)

Thành tựu

Biểu hiện

Ý nghĩa

Cải cách

 ruộng đất 

(1953 – 1956)

Tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất:

- Có khoảng 81 vạn héc-ta ruộng đất.

- 10 vạn trâu bò.

- 1,8 triệu nông cụ của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân sản xuất. 

- Khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực. 

- Bộ mặt nông thôn ở miền Bắc thay đổi căn bản: 

+ Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ.

+ Giai cấp nông dân được giải phóng. 

- Nông dân nghèo được chia ruộng đất, trở thành người làm chủ ở nông thôn.

Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương 

chiến tranh

 (1954 – 1957)

Nông nghiệp:

- Nông dân khai khẩn được nhiều diện tích ruộng đất bỏ hoang, thâm canh tăng vụ. 

- Xây dựng mới, sửa chữa nhiều công trình thủy nông.

→ Năm 1956, miền Bắc sản xuất được 4 triệu tấn thóc, bình quân đầu người đạt 304 kg (cao gấp nhiều lần so với Chiến tranh thế giới thứ hai). 

→ Nạn đói cơ bản được giải quyết.

Đặt cơ sở cho cải tạo quan hệ sản xuất (1958 – 1960) và phát triển kinh tế, văn hóa (1961 – 1965).

Công nghiệp:

- Khôi phục, mở rộng sản xuất ở nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng.

- Xây dựng các nhà máy cơ khí, diêm (Hà Nội).

→ Đến năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí. 

Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông cụ,… được chú trọng, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người dân.

- Hệ thống mậu dịch, HTX mua bán mở rộng.

- Trao đổi hàng hóa giữa các địa phương thuận lợi.

→ Đến cuối năm 1957, miền Bắc có quan hệ mua bán với 27 nước.

Giao thông vận tải:

 - Khôi phục gần 700 km đường sắt. 

- Sửa chữa, làm mới hàng nghìn km đường bộ. 

- Xây dựng, mở rộng nhiều bến cảng.

- Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông. 

 

 

Hoạt động 1.1.2. Tìm hiểu về cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 14.3 – 14.4, Tư liệu, thông tin mục I.1.b SGK tr.72, 73 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965). 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 14.3 – 14.4, Tư liệu, thông tin mục I.1.b SGK tr.72, 73 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965).

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.2).

- GV đặt thêm câu hỏi cho HS khai thác tư liệu: Nông dân hợp tác xã ở Hưng Yên trong ngày mùa thu hoạch lúa (1960) là minh chứng cho điều gì?

Gợi ý: Công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp – khâu chính của cải tạo quan hệ sản xuất đã cơ bản hoàn thành.

- GV mở rộng: Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965), các ngành nghề đều dấy lên phong trào thi đua sôi nổi:

+ Nông nghiệp có “Đại Phong”.

+ Công nghiệp có “Duyên Hải”.

+ Thủ công nghiệp có “Thành Công”. 

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

Đầu năm 1961 xuất hiện phong trào “Gió Đại Phong”

từ Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong 

(xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS nêu thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965): đặt cơ sở vững chắc để đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Trong những năm 1958 – 1960, miền Bắc tập trung tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Những thành tựu mà nhân dân miền Bắc đạt được có ý nghĩa to lớn, đặt cơ sở vững chắc để đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

b. Cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965)

* Cải tạo quan hệ sản xuất: Vận động nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nhà tư sản lao động tập thể trong HTX.

→ Đến cuối năm 1960, hợp tác hóa nông nghiệp hoàn thành (85% số hộ nông dân tham gia vào HTX).

* Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục:

- Về kinh tế:

+ Từ năm 1958, nhiều công trình được xây dựng mới, đi vào hoạt động. 

+ Thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

→ Đến năm 1965, HTX vượt mức 5 tấn thóc/ha; giá trị các ngành công nghiệp nặng tăng gấp 3 lần so với năm 1960.

- Về văn hóa, giáo dục:

+ Năm học 1959 – 1969, miền Bắc có 6 300 trường học các cấp (2,5 triệu HS, SV); năm học 1964 0 1965 tăng hơn 9 000 trường phổ thông (2,6 triệu HS).

+ Đại học, trung học chuyên nghiệp có 18 trường. 

 

Tư liệu 2. Cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1965).

     2.1. Năm 1954, khi hòa bình lập lại, miền Bắc có 700 cán bộ chuyên môn có trình độ đại học. Nhưng năm 1960, con số này đã lên tới 2500. Hệ thống giáo dục phát triển nhanh. Năm 1960, có 1,8 triệu học sinh phổ thông, 9 trường đại học với hơn 11 ngàn sinh viên. 

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

Video: Kỳ tích Bắc Hưng Hải.

 https://www.youtube.com/watch?v=NzcpiTiG0b0 (từ  1p39 đến 7p59).

Video: Đơn vị vinh dự 3 lần được đón Bác Hồ về thăm.

https://www.youtube.com/watch?v=Vwa8PHQtr1I (từ đầu đến 0p43s).

Video: Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, ra sức chi viện cho miền Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=PR_dFLkir8I (từ đầu đến 1p59)

Hoạt động 1.1.3. Tìm hiểu về chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965). 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 14.5, mục Góc khám phá, thông tin mục I.1.c SGK tr.74 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Nam trong việc chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965). Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965). 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (T9/1960), miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Vậy miền Bắc đã đạt những thành tựu tiêu biểu nào trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965)?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác thông tin mục I.1.c SGK tr.74 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CHI VIỆN CHO CÁCH MẠNH MIỀN NAM

(1954 – 1965)

Vai trò

………………………………..

Thành tựu 

tiêu biểu

Các tuyến đường chi viện được xây dựng:…………………….

Cách thức tiếp tế và chi viện:…

……………………………….

Kết quả thực hiện:…………….

Ý nghĩa

………………………………..

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.3). 

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 14.5, mục Góc khám phá SGK tr.74 kết hợp cung cấp thêm tư liệu để hiểu về việc chi viện thường xuyên cho tiền tuyến miền Nam bằng những con đường và cách thức khác nhau, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn và phức tạp.

BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)
BÀI 14: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 (5 tiết)

Video: Kỳ tích đường mòn Hồ Chí Minh qua góc nhìn của người Mỹ.

https://www.youtube.com/watch?v=imtRm94Nbz4

- GV đặt câu hỏi: Việc chi viện thường xuyên cho tiền tuyến miền Nam bằng những con đường và cách thức khác nhau thể hiện điều gì?

Gợi ý: Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết, ý chí và nghị lực của thanh niên xung phong và bộ đội Trường Sơn trong cách thức tiếp tế, chi viện thường xuyên cho tiền tuyến miền Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt nêu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965) theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn với sự nghiệp cách mạng cả nước; vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa thực hiện việc tiếp tế, chi viện thường xuyên cho cách mạng miền Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

c. Chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965)

Kết quả Phiếu học tập số 2 về những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 – 1965) đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.3. 

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay