Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Con gà thờ
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Con gà thờ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT
VĂN BẢN 1: CON GÀ THỜ
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố.
Trả lời:
Tên: Ngô Tất Tố (1894 – 1954). Quê quán: xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu dịch giả có nhiều đóng góp quan trọng. Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết bao gồm có: Tắt đèn, Lều chõng và phóng sự Việc làng.
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về phóng sự “Con gà thờ”.
Trả lời:
Thể loại: Phóng sự
Xuất xứ: Trích từ phóng sự Việc làng; Việc làng gồm có mười sáu thiên, ghi chép những tập tục của làng quê miền Bắc thời kì trước Cách mạng tháng Tám; Con gà thờ nằm ở thiên thứ mười, viết về tục “lên lão” trước kia ở miền quê.
Câu 3: Em hãy liệt kê các sự việc chính theo trình tự được thuật lại trong văn bản.
Trả lời:
Câu 4: Em hãy nêu bố cục văn bản.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1:Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản “Con gà thờ”.
Trả lời:
- Ngôi kể và điểm nhìn:
+ Ngôi thứ nhất bởi nhân vật xưng “tôi”. Nhân vật “tôi” tiến hành kể sự kiện, miêu tả cảnh vật, con người và thâm nhập vào suy nghĩ tâm trạng của nhân vật. Người kể không chỉ kể lại công việc nuôi gà mà còn thấu hiểu lo lắng khi gà bị ốm cũng như sự toại nguyện khi con gà thờ đạt 7kg.
+ Các tình tiết sự kiện đều từ điểm nhìn gần gũi của nhân vật “tôi”. Trong mối quan hệ giữa “tôi” và “ông chủ trọ”. Bên cạnh đó là điểm nhìn từ bên trong xuyên qua nội tâm, tâm trạng nhân vật.
=> Tác dụng đem lại cho tác phẩm một góc nhìn của người chứng kiến, giúp cho sự trình bày, đánh giá con người, đời sống trong tác phẩm đáng tin cậy, vừa phong phú, đa chiều.
Câu 2: Em hãy tác dụng của cách kết hợp miêu tả với trần thuật trong văn bản.
Trả lời:
Miêu tả giúp lời trần thuật thêm sinh động, đa dạng
Tạo những “điểm nhấn” để thu hút sự chú ý của người đọc
Tăng tính nghệ thuật cho văn bản.
Câu 3: Nêu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong văn bản?
Trả lời:
Câu 4: Tóm tắt văn bản “Con gà thờ”.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Nhận xét những đặc sắc về nội dung của văn bản Con gà thờ.
Trả lời:
Lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. Nếu như người dân thực hiện tốt những hủ tục đó, người đó sẽ được ca tụng hết lời.
Lột tả hết sự tréo ngoe và khổ cực trong cuộc sống của tầng lớp nông dân, kể cả những kẻ có chức dịch ở vùng nông thôn Bắc Bộ qua vấn đề ăn uống và tiền bạc.
Câu 2: Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Con gà thờ.
Trả lời:
Thể loại phóng sự với số liệu xác thực về số cân nặng của con gà dùng để thờ cúng.
Thủ pháp tâm lí và cách miêu tả cận cảnh.
Ngôi kể là ngôi thứ nhất kết hợp với điểm nhìn là nhân vật trong văn bản giúp mọi thứ được diễn ra chân thật, sống động hơn.
Câu 3: Kể sự phù hợp giữa tư tưởng với chủ đề, thông điệp cảm hứng chủ đạo của VB.
Trả lời:
Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng, thông điệp của văn bản.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao ông chủ nhà trọ lại coi việc nuôi gà là một công việc hết sức quan trọng, gần như là "vấn đề sống còn"? Liệu việc này có phản ánh sự mê tín trong xã hội thời kỳ đó không?
Trả lời:
Ông chủ nhà trọ coi việc nuôi gà là cực kỳ quan trọng vì đó không chỉ là việc thờ cúng theo phong tục làng mà còn là một hình thức để khẳng định danh tiếng và sự thành tâm của bản thân đối với thần linh. Việc chuẩn bị cẩn thận, thậm chí tốn thời gian và công sức rất lớn, không chỉ để con gà phát triển tốt mà còn để mang đến sự thịnh vượng và may mắn cho gia đình. Từ việc cúng lễ, chăm sóc gà cho đến việc lo sợ khi gà bị bệnh, ông đã đặt niềm tin vào sự bảo vệ của thần linh. Điều này phản ánh một phần sự mê tín trong xã hội nông thôn thời đó, khi mà tín ngưỡng và các phong tục thờ cúng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, và họ dễ dàng tin vào những yếu tố siêu nhiên, xem đó là chìa khóa để giải quyết những vấn đề đời sống.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố)