Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân...
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Trên những chặng đường hành quân.... Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT
VĂN BẢN 2: TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN…
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Văn Thạc.
Trả lời:
Nguyễn Văn Thạc: 1952 – 1972. Quê quán: Làng Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội. Anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên Khoa Toán – Cơ, trường đại học Tổng hợp Hà Nội, hi sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi.
Trả lời:
- Mãi mãi tuổi hai mươi là tập nhật kí được Nguyễn Văn Thạc viết để miêu tả lại cuộc sống, chiến đấu trên chiến trường của các chiến sĩ.
- Tác giả ghi chép chân thực về cuộc sống hàng ngày của bản thân và đồng đội ở nơi tuyến đầu chống đến quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh.
Câu 3: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản “Trên những chặng đường hành quân”.
Trả lời:
Câu 4: Em hãy nêu bố cục văn bản.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tại sao Mãi mãi tuổi hai mươi được xem là một cuốn nhật kí?
Trả lời:
- Thuật lại các sự kiện mà bản thân đã chứng kiến, trải nghiệm: “tôi” tạm biệt mái trường đại học bước vào đời quân ngũ, lần đầu tiên đứng gác, ở trọ nhà dân, tạm biệt Hà Nội lên đường vào chiến trường miền Nam.
- Các nội dung được thể hiện dưới dạng ghi chép hàng ngày, có đánh số ngày, tháng, năm.
- Không chỉ đơn thuần là ghi chép đơn thuần mà còn có giá trị văn học. Ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, giàu chất thơ và sức gợi. Tình yêu quê hương, Tổ quốc chan chứa trong những trang nhật kí, truyền đến người đọc niềm xúc động sâu xa.
Câu 2: Cảm xúc của nhân vật tôi trong văn bản là gì?
Trả lời:
Cảm giác tự hào, vui sướng xen lẫn xao xuyến khôn nguôi khi đến tuổi nhập ngũ, được khoác lên mình bộ quân phục xanh màu lá, trên đầu đội mũ có hình ngôi sao. Bên cạnh đó, tác giả hiểu được trách nhiệm của mình hơn đối với gia đình, người mình yêu thương, đồng độ và cao cả hơn là dân tộc Việt Nam.
Câu 3: Nêu bối cảnh hành quân trong văn bản?
Trả lời:
Câu 4: Tóm tắt văn bản “Trên những chặng đường hành quân”.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Nhận xét những đặc sắc về nội dung của văn bản “Trên những chặng đường hành quân”.
Trả lời:
Tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng: Qua những dòng nhật ký, chúng ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, mãnh liệt của người lính trẻ. Họ sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân, thậm chí cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc.
Tinh thần lạc quan, yêu đời: Dù sống trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, Nguyễn Văn Thạc vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Ông tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt nhất, trong tình đồng đội, trong tình yêu cuộc sống.
Ý chí chiến đấu kiên cường: Những trang nhật ký ghi lại những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua. Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ vững ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh bại kẻ thù.
Tình đồng đội sâu sắc: Tình đồng đội là một trong những chủ đề xuyên suốt trong tác phẩm. Tình cảm gắn bó, yêu thương giữa những người lính đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Câu 2: Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản “Trên những chặng đường hành quân”.
Trả lời:
Ngôn ngữ chân thật, giản dị: Ngôn ngữ của Nguyễn Văn Thạc rất chân thật, giản dị, gần gũi với đời sống. Ông sử dụng những từ ngữ đời thường để diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc.
Tâm lý nhân vật được khắc họa sinh động: Nguyễn Văn Thạc đã khắc họa thành công hình ảnh người lính trẻ với những nét tính cách điển hình: hồn nhiên, lạc quan, dũng cảm, giàu tình cảm.
Cấu trúc nhật ký tạo nên sự chân thực: Việc viết dưới dạng nhật ký giúp cho tác phẩm trở nên chân thực, sống động hơn. Người đọc có cảm giác như đang được đồng hành cùng tác giả trên những chặng đường hành quân.
Góc nhìn đa chiều về chiến tranh: Tác phẩm không chỉ miêu tả khốc liệt của chiến tranh mà còn cho thấy những khía cạnh khác của cuộc sống chiến đấu: tình yêu, tình bạn, ước mơ, hy vọng.
Câu 3: Vì sao tác giả lại nhắc đến "màu xanh của núi đồi và thảo nguyên" trong văn bản này?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy "sung sướng và hãnh diện" khi khoác trên mình bộ quân phục xanh?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao tác giả lại có sự kết nối đặc biệt với miền Bắc trong văn bản về chuyến hành quân?
Trả lời:
Tác giả cảm thấy sự kết nối đặc biệt với miền Bắc vì đây là nơi nuôi dưỡng lý tưởng, động viên tinh thần chiến đấu. Miền Bắc là nơi đang khôi phục và phát triển, đồng thời cũng là nơi gửi gắm những ước mơ, hy vọng và những chiến thắng trong cuộc kháng chiến. Các hình ảnh về cảnh vật miền Bắc như nhà ga Ninh Bình, dòng sông Đáy hay những bài thơ trữ tình của Tố Hữu càng làm nổi bật tinh thần đoàn kết và khát vọng chiến thắng của cả dân tộc.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)