Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Nguyên tiêu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠM HÀ 

(TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

VĂN BẢN 2: NGUYÊN TIÊU
(12 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả?

Trả lời:

Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

Một số tác phẩm nổi bật:

+ Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)

+Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)

+ Con rồng tre (1922, kịch )

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

Câu 2: Thể loại tác phẩm?

Trả lời:

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

Câu 4: Phương thức biểu đạt?

Trả lời:

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời:

- Bài thơ "Rằm tháng giêng" đã miêu tả hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng Giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

-  Ngôn ngữ sáng tạo, hình ảnh thơ trong sáng

Câu 3: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Câu 4: Con người cách mạng trong đêm trăng được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (1 câu)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Nguyên Tiêu (Rằm tháng giêng)?

Trả lời:

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Bác đã phác họa một bức tranh xuân tươi đẹp, đồng thời chứa đựng nhiều trăn trở về vận mệnh đất nước trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường xuất hiện trong thơ Bác như một người bạn tri kỷ, luôn dõi theo và đồng hành cùng Người. Trong đêm Rằm, mặc dù cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả sống động, khiến ta ngỡ rằng Bác đang thư thái ngắm trăng, nhưng thực tế lại không phải vậy. Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa dòng nước, nơi mà Bác và các chiến sĩ phải thảo luận về công việc quân sự để tránh sự truy lùng của kẻ thù. Tại nơi đó, giữa bầu trời rộng lớn, hồn thơ của Bác như hòa quyện với thiên nhiên, vẽ nên cảnh sắc tuyệt đẹp. Đọc những câu thơ, ta cảm nhận được nỗi niềm thương cảm dành cho Bác, người luôn canh cánh trong lòng tấm lòng vì nước, vì dân. Dù công việc bộn bề, Bác vẫn giữ được tình yêu thiên nhiên mãnh liệt. Điều này phản ánh tư thế ung dung, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vững chắc vào cách mạng. “Rằm tháng Giêng” không chỉ là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và tinh thần lạc quan giữa bối cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn nêu cảm nghĩ của em về Rằm tháng giêng?

Trả lời:

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ Rằm tháng giêng. Cảm nhận chung về bài thơ Rằm tháng giêng.

II.Thân bài

1. Cảm nhận về cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

2. Cảm nhận về hình ảnh con người trong đêm trăng

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp bài thơ Rằm tháng giêng.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay