Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 7: Trí tuệ dân gian (Tục ngữ) (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Trí tuệ dân gian (Tục ngữ) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 7
TRÍ TUỆ DÂN GIAN (TỤC NGỮ)
Câu 1: Nêu xuất xứ tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Trả lời:
- Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016
Câu 2: Tóm tắt tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội bằng đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội. Đó là những điều: Sống có đức thì sẽ gặp điều tốt lành, cần biết ơn người đã giúp đỡ ta, cần nhớ ơn thầy cô, học tập bạn bè cũng là điều cần thiết trong cuộc sống, không nản lòng khi gặp khó khăn, cần kiên trì trong cuộc sống.
Câu 3: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 1
Trả lời:
- Giải thích:
+ Ở hiền gặp lành” là sự ứng xử, hành động của mình đối với người khác.
+ “Ở hiền” nghĩa là trong cuộc sống con người ăn ở hiền lành, không làm hại người xung quanh.
+ “Gặp lành” có nghĩa là trong cuộc sống con gặp những điều may mắn, những điều tốt lành. Khi gặp những điều xấu, được hóa giải từ điều xấu sang điều may mắn, an lành.
+ “Ở hiền gặp lành” được hiểu theo nghĩa bóng đó là những người có cách sống hiền lành đúng với luân thường đạo lý sẽ gặp những điều tốt trong cuộc sống.
- Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.
- Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành. Mỗi chúng ta không những cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.
→ Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.
Câu 4: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 3
Trả lời:
- Giải thích:
+ “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt.
+ Nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được.
- Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ:
+ Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta
→ Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày” đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
Câu 5: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 5
Trả lời:
- Giải thích:
+ “Sóng cả” là sóng lớn, sóng to.
+ “Ngã tay chèo” là chèo không vững, đuối sức, đuối tay không chống nổi sóng gió. + Lấy chuyện chèo thuyền trên sông biển nếu gặp bão tố, thì phải chắc tay chèo đưa thuyền vượt lên.
+ Nếu đuối sức, chèo không vững, thì gặp nạn, thuyền đắm sẽ mất người mất của.
→ Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên ta phải quyết tâm vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi.
Câu 6: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 6
Trả lời:
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: “sắt” thường là những thanh sắt lớn dài, bề ngoài sần sùi, xấu xí và lại vô cùng cứng rắn. Còn “kim” lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng, nhẵn nhụi, dùng để may vá quần áo. Nếu chúng ta biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.
+ Nghĩa bóng: Sắt” chính những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như mơ ước nguyện vọng của mình.
Còn “kim” chính là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đạt tới trong cuộc sống.
→ “Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện
Câu 7: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 7
Trả lời:
Giải thích:
- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ không làm nên khu rừng rộng lớn.
- Nghĩa bóng:
+ “Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc
+ “Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn
+ “chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng
+ “núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi
→ Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.
→ Bài học:
- Con người cần thấy được vai trò của sự đoàn kết.
- Từ đó, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.
Câu 8: Nêu ví dụ về thành ngữ mà em biết.
Trả lời:
Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; ...
Câu 9: Thành ngữ có những đặc điểm như thế nào?
Trả lời:
Thành ngữ có đặc điểm là tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Tuy nhiên nghĩa của chúng không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ thường mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm
Câu 10: Nêu các cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ dựa theo số lượng thành tố.
Trả lời:
Thành ngữ có kết cấu ba tiếng. Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,...
Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt. Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,...
Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,...
Câu 11: Em hãy so sánh thành ngữ và tục ngữ về hai mặt hình thức và nội dung.
Trả lời:
- Hình thức: Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, người ta gọi là "câu tục ngữ" chứ không gọi là "câu thành ngữ". Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.
- Nội dung: Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm và hiện tượng đời sống,... Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó.
Câu 12: Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp
“chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch”
-
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.
-
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.
Trả lời:
- Thành ngữ so sánh: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch.
- Thành ngữ đối: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi.
Câu 13: Đặt câu với hai thành ngữ sau: Tài cao đức trọng, Tài hèn đức mọn.
Trả lời:
- Nguyễn Trãi là một nhà thơ yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có tài cao đức trọng.
- Không thể để những kẻ tài hèn đức mọn phạm tội tham nhũng mà vẫn sống ngang nhiên.
Câu 14: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau:
-
Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phương tới, chẳng thiếu thứ gì.
-
Một hôm, có người hành rượu tên là Lý Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như vui. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
Trả lời:
-
Sơn hào hải vị: chỉ những thứ đồ ăn quý giá lấy ở núi và biển
Nem công chả phượng: thứ món ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, và món thịt làm từ thịt phương nướng chín. Đây là 2 món ăn vô cùng quý hiếm.
-
Khoẻ như voi: Thành ngữ dùng để chỉ một người có sức mạnh thể chất như voi
Tứ cố vô thân: Thành ngữ để chỉ người không có họ hàng, chỉ sống một mình
Câu 15: Nêu tóm tắt tác phẩm Tục ngữ và sáng tác văn chương
Trả lời:
Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu
Câu 16: Tóm tắt truyện Nàng Bân
Trả lời:
+ Nàng Bân – con gái của Ngọc Hoàng có phần chậm chạp, vụng về
+ Tuy vậy, Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu vẫn yêu thương nàng
+ Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu bàn nhau cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc nội trợ
+ Nàng Bân rất yêu chồng nên khi trời rét đến nàng may cho chồng một cái áo
+ Tuy nhiên, vì nàng Bân vụng về nên đến khi trời hết rét thì áo mới may xong
+ Khi thấy con gái buồn rầu, Ngọc Hoàng bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng Bân mặc thử áo
+ Từ đó, hằng năm cứ vào tháng Ba tuy mùa rét đã qua nhưng tự nhiên rét lại vài hôm. Người ta gọi đó là Rét nàng Bân
Câu 17: Em hãy giải thích từ ngữ câu tục ngữ đầu tiên trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Trả lời:
+ “tấc” là đơn vị đo lường người xưa thường sử dụng.
+ “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất
+ “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.
→ So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để thấy được tầm quan trọng của đất đai.
Câu 18: Câu tục ngữ 2 trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất khuyên ta điều gì?
Trả lời:
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp…Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là rất quan trọng.
Câu 19: Em hãy giải thích từ ngữ trong câu tục ngữ số 2 trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Trả lời:
+ Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây. Đó chính là hiện tượng con người thường thấy trong những ngày trời oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hào quang này, người ta thường dự đoán rằng trời sẽ còn oi bức và khô trong những ngày tiếp theo.
+ Trăng tán: Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dày, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt. Lúc này hào quang quanh mặt trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng mặt trăng như đối với khi trời oi, khô. Điều này dẫn đến kinh nghiệm rằng khi mặt trăng có "tán" như vậy thì tức là trời đang có nhiều mây và rất dễ sớm có mưa.
Câu 20: Câu tục ngữ 3 trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết để lại kinh nghiệm gì?
Trả lời:
- Giá trị kinh nghiệm : giúp con người phòng tránh trước hiện tượng bão và sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lý.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 4. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội