Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 8: Nét đẹp văn hoá Việt (Văn bản thông tin) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Nét đẹp văn hoá Việt (Văn bản thông tin) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 8

NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Câu 1: Rau khúc nở làm nhân vật “tôi” nhớ đến điều gì?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở “trắng đồng”.

Câu 2: Công đoạn làm bánh của bà như thế nào?

Trả lời:

- Công đoạn làm bánh tỉ mỉ của bà:

+ Bà cẩn thận giã rau khúc cho nhuyễn, mới trộn rau khúc với bột nếp

+ Bà để ủ chùng hơn một tiếng rồi mới nhào thành bánh dù “tôi” đã giục bà đồ bánh

+ Bà chỉ dùng ít nước mỡ trộn với đậu xanh và “giã nhuyễn cùng hành lá làm nhân”

+ Thi thoảng, mua được ít mỡ phần thì bà mới thái một ít làm “nhân bánh”

Câu 3: Tuổi thơ của em có gắn với một hương vị hay một món ăn đặc biệt nào không? Viết một đoạn văn ngắn kể về một "hương vị tuổi thơ" để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Tuổi thơ em gắn liền với món bánh bánh ít lá gai. Đây là một món ăn đặc sản của người dân Bình Định. Bánh bên ngoài được bao bằng một lớp lá chuối xanh mượt mà, gói thành hình kim tự tháp. Bánh mang hương vị của đậu, hương dừa, và mùi nhẹ nhàng của bột nếp quyện lẫn với lá gai. Vỏ bánh màu đen mịn màng, bên trong ấy là lớp nhân đậu xanh nhuyễn mịn, được trộn với đường và nhân dừa tỏa hương thơm béo ngậy, kích thích. Ăn vào thấy sự dẻo mềm của vỏ bánh, vị ngọt ngào của đường, mùi thơm của bột nếp, cùng với sự béo ngậy của nhân đậu xanh mịn màng và thoang thoảng mùi dừa, mùi gừng cùng góp vui, không hề cảm thấy dính răng hay bẩn tay.

Câu 4: Chiếc bánh khúc đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả như thế nào? Hãy liệt kê những chi tiết cho thấy hương khúc đã nhẹ nhàng đi vào kí ức và trở thành một phần tuổi thơ của tác giả.

Trả lời:

- Tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ tình cảm yêu mến, nhớ mong, trân trọng nâng niu như đang nâng niu chính nét đẹp ẩm thực dân tộc. Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu văn chứa đựng cảm xúc của tác giả:

+ Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.

+ Mùi thơm ngậy của rau khúc chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh quyện với mùi hành mỡ tỏ ra làm nên một thứ ẩm thực chứa đầy hạnh phúc lạ lùng trong tâm khảm tôi.

+ Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ.

+ Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng.

+ Căn bếp là nơi chốn ấm áp và ngập tràn thương nhớ của tôi.

Câu 5: Nêu các bước ngâm và thay nước đúng kỹ thuật.

Trả lời:

- Ngâm và thay nước đúng kỹ thuật:

+ Đầu tiên, “ngâm củ thủy tiên” vào nước vài ngày

+ Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng “bợt đi”

+ Vài ngày ngâm rửa như thế để “nhựa trong củ phai bớt”, sau này cho màu “trắng ngọc ngà”

→ Bước bắt đầu quy trình gọt thủy tiên

Câu 6: Cần lưu ý gì khi gọt tỉa?

Trả lời:

- Nhát dao phải “đi một đường thật ngọt, khéo léo” để xén lá

- Yêu cầu về kết quả:

+ Lá  phải xoăn, thấp mới đúng “chuẩn vị thủy tiên xưa”

+ Tầm dáng hoa cao hay thấp nhưng phải tạo nên bố cục tổng thể hài hòa

+ Bông hoa không được ngửa lên

→ Các bước gọt, tỉa hoa phải thật cầu kỳ, tỉ mẩn, khéo léo

Câu 7: Nêu quy trình ngâm dưỡng hoa thủy tiên

Trả lời:

- Ngâm dưỡng thủy tiên:

+ Phải rửa hàng ngày bằng nước sạch vì sau khi gọt xong, củ “thủy tiên bị tổn thương”

+ Trước khi dưỡng, nên đặt úp củ hoa xuống, ngâm trong nước và “nhớ thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần”, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa ở các vết cắt rồi xả, ngâm lại nước

ad

+ Sau hai ngày, đặt củ ngửa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, …

Câu 8: Quy trình cuối cùng để chỉnh lá, chỉnh hoa là gì?

Trả lời:

+ Phải chọn thời điểm “dễ nắn” nhất là khoảng 7 – 8 ngày sau khi gọt để chỉnh lá

+ Ta dùng tay uốn thử thấy “mềm mại” là có thể uốn lượn theo ý thích

+ Bộ rễ hoa phải “trắng ngần” , phô ra vẻ đẹp

→ Cái đẹp của thủy tiên đẹp nhất là khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của mình

Câu 9: Số từ phân làm mấy loại?

Trả lời:

Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.

Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ bao gồm số từ chỉ số lượng xác định, như: một, hai, ba,…và số từ chỉ số lượng ước chừng như: vài, dăm, mươi,…

Câu 10: Nêu ví dụ về số từ

Trả lời:

- Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được bốn mươi bộ quần áo.

=> Số từ là “bốn mươi” đứng trước danh từ “bộ quần áo” để chỉ số lượng.

Câu 11: Các em hãy đặt 10 câu, trong đó 5 câu có số từ chỉ số lượng, 5 câu có số từ chỉ thứ tự. 

Trả lời:

  1. Năm nay mẹ tôi ba mươituổi.

  2. Dẫu cách xa hàng trăm ngàndặm cũng không thể xóa nhòa tình yêu tôi dành cho em.

  3. Mườibạn học sinh có thành tích cao nhất trường sẽ được tuyên dương ở lễ chào cờ ngày mai.

  4. Bố tôi mua cho tôi một vàicái bút.

  5. Trường chúng ta banăm liền luôn giành giải nhất cuộc thi báo tường toàn thành phố.

  6. Ở tuổi thứ ba mươi, mẹ tôi vẫn có tâm hồn trẻ trung phơi phới như mới đôi mươi vậy.

  7. Ngày thứ haiđi học, cậu ta đã làm quen được hết bạn bè trong lớp.

  8. Học sinh ngồi bàn mộtluôn nhận được sự ưu tiên của cô giáo.

  9. Cái cây thứ nămmẹ tôi mua về là một cây dương xỉ.

  10. Dù mới đi học nửa năm nhưng tôi đã dùng đến cặp thứ ba.

Câu 12: Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

  1. Tôi có một cái răng khểnh.

  2. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

Trả lời:

  1. Tôi có một cái răng khểnh. →Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.)

  2. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. →Số từ “hai” chỉ số lượng người, số từ “một” chỉ số lượng bí mật. (số lượng xác định)

Câu 13: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Một canh… hai canh… lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

                                     (“Không ngủ được” – Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Số từ: “một”, “hai”, “ba”, “năm”: ở câu một và câu bốn chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: “canh”, “cánh”.

Số từ “bốn”, “năm”: ở câu ba chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: “canh”.

Câu 14: Trong câu: "Nó là thằng tí, con bà Sáu.", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Trả lời:

Từ Sáu trong câu không phải là số từ mà là danh từ riêng chỉ tên một người. Tên Sáu có lẽ được đặt theo thứ tự người con trong gia đình. Ở miền Nam, người con cả trong gia đình thường được gọi là Hai. Bà Sáu có thể là người con thứ năm trong gia đình. Vì thế, trong trường hợp này, số từ chỉ thứ tự đã được chuyển thành danh từ riêng nên phải viết hoa.

Câu 15: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa thu trong đó sử dụng số từ

Trả lời:

Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên nhiều màu sắc. Xa xa, từng đàn chim hót líu lo, bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt nhau. Lũ ong bướm rộn ràng bay trên những cánh hoa nho nhỏ như đang thì thầm với thiên nhiên. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên cũng chín vàng óng ả khiến cho bác nông dân vui vẻ khi được mùa. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Đó là một trong những bốn mùa mà em yêu thích nhất.

Số từ: một

Câu 16: Nêu các trò chơi dân gian em biết

Trả lời: 

  1. Ô ăn quan

  2. Bịt mắt bắt dê

  3. Kéo co

  4. Đấu vật

  5. Chơi đánh đu

  6. Đập niêu đất

  7. Đi cà kheo

  8. Chơi cờ người

Câu 17: Nêu nội dung chính của tác phẩm Kéo co

Trả lời:

 Tác giả giới thiệu về các bước tiến hành của trò chơi Kéo co gồm có năm phần chính người chơi ,chuẩn bị,cách chơi,quy định trò chơi

Câu 18: Phân tích tác phẩm Trò chơi cướp cờ

Trả lời:

Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hay đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé vùng nông thôn. Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó đem lại cho mọi người.

Cướp cờ là trò chơi tập thể. Số lượng chơi từ 8 đến 10 người. Dụng cụ cần thiết cho trò chơi là một hay nhiều chiếc cờ nhỏ. Do cướp cờ là trò chơi vận động nên người chơi cần chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng, không nên gồ ghề, mấp mô để tránh trơn trượt, nguy hiểm. Trước khi chơi, chúng ta cần phải chuẩn bị mặt sân cũng như đảm bảo về số lượng người tham dự. Tùy thuộc vào số lượng người thực tế để chia đội cho bằng nhau. Ngoài ra, chúng ta cần chọn ra một người làm quản trò. Sau khi đã sắp xếp xong người chơi, chúng ta sẽ tiến hành kẻ mặt sân. Chúng ta chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ. Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát. Kẻ mặt sân xong xuôi, quản trò yêu cầu hai đội đứng sau vạch xuất phát. Người chơi mỗi đội sẽ đếm lần lượt theo số thứ tự cho đến hết. Trong khi đếm, người chơi cần nhớ số thứ tự của mình. Tiếp đến, quản trò ra hiệu lệnh cho trận đấu bắt đầu. Khi quản trò gọi đến số nào thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ. Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào. Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng. Có thể thấy, trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng và lợi ích cho các bạn nhỏ. Khi tham gia trò chơi, trẻ có thể rèn luyện được khả năng phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo. Ngoài ra, các em cũng tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó nhờ quá trình trao đổi, giao tiếp với nhau. Mặc dù ra đời đã lâu nhưng trò chơi cướp cờ vẫn là trò chơi bổ ích cho mọi lứa tuổi cũng như học sinh. Chúng ta cần tích cực tổ chức trò chơi này trong các buổi sinh hoạt, vui chơi tập thể, vừa tạo không khí sôi nổi, vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa cha ông.

Văn bản thông tin “Trò chơi cướp cờ” có ý nghĩa Giúp người chơi rèn luyện tính tự giác. Giáo dục tinh thần tập thể và sự nhanh nhạy. Tăng cường kỹ năng vận động và sự quan sát của người chơi. Từ đó, góp phần giữ gìn, lưu truyền và lan tỏa những vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.

Câu 19: Cần lưu ý gì khi chơi cướp cờ?

Trả lời:

- Một số lưu ý khi chơi:

+ Chỉ được lên cướp cờ khi trọng tài gọi đến số thứ tự của mình

+ Chỉ được vỗ nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ

+ Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi

+ Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội lên chơi

+ Đội nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc và được phần thưởng

Câu 20: Bố cục văn bản Cướp cờ chia làm mấy phần?

Trả lời:

Trò chơi cướp cờ có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đoàn kết khi chơi”: Giới thiệu mục đích của trò chơi cướp cờ

- Phần 2: Tiếp đến “bằng nhau”: Chuẩn bị cho trò chơi cướp cờ

- Phần 3: Còn lại: Hướng dẫn cách chơi trò chơi cướp cờ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay