Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 3: Cội nguồn yêu thương (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Cội nguồn yêu thương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 3

CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Tế Hanh

Trả lời:

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   + Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương

   + Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến

   + Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

Câu 2: Em hãy tóm tắt bài thơ Quê hương bằng đoạn văn ngắn (6-8 câu).

Trả lời:

Tác giả đã vẽ ra bức tranh tươi sáng và sinh động về một làng quê miền biển, trong đó hình ảnh nổi bật hiện lên là hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của những người dân chài cùng cuộc sống sinh hoạt, lao động của người làng chài. Đồng thời bài thơ cũng cho thấy tình cảm Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Câu 3: Ý nghĩa của bài thơ “Quê hương” là gì?

Trả lời:

- Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Câu 4: Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá

Trả lời:

– Khung cảnh đẹp: trời yên biển lặng, báo hiệu một ngày tốt lành (chú ý các tính từ trong, nhẹ, hồng)

–  Nổi bật lên trong không gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền:

+ Như con tuấn mã

+ Các từ gây ấn tượng mạnh: hăng, phăng, vượt,…nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền. Cảnh tượng hùng tráng, đầy sức sống.

– Gắn liền với hình ảnh con thuyền là hình ảnh dân trai tráng ra khơi. Tất cả gợi lên một bức tranh lao động khỏe khoắn tươi vui. (chú ý, hồn thơ Tế Hanh trong bài thơ này khác với giọng buồn thương thường gặp trong Thơ mới).

– Sự so sánh độc đáo:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …

+ Các động từ : giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ

+ Cách so sánh độc đáo: Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Sự so sánh này khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.

+ Màu sắc và tư thế bao la thâu góp gió của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng

Câu 5: Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

So sánh “cánh buồm” to như “mảnh hồn làng”. Cánh buồm biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển của đoàn trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Câu 6: Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thuyền về thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Cảnh thuyền về qua cảm nhận của tác giả:

– Sự tấp nập đông vui, sự bình yên hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây.

– Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp: vừa khoẻ mạnh, vừa đậm chất lãng mạn. Họ như những đứa con của Thần Biển.

– Con thuyền nghỉ ngơi nhưng phía sau cái im bến mỏi là sự chuyển động: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thú vị. Sự vật như bỗng có linh hồn.

Đoạn thơ cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.

Câu 7: Trong nỗi nhớ sâu nặng về quê hương, theo em điều gì sâu đậm nhất với tác giả? Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương?

Trả lời:

Trong nỗi nhớ sâu nặng về quê hương, Tế Hanh mãi nhớ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, nhưng chi tiết sâu đậm nhất lại là: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Cái mùi nồng mặn ấy theo Tế Hanh suối cả cuộc đời, nhắc nhở ông mãi mãi nhớ về quê hương dù ở đâu, làm gì.

=> Có thể thấy hình ảnh quê nhà luôn khắc sâu trong tâm trí của tác giả. Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm và sâu sắc. Mang nỗi lòng của người con xa xứ mà viết ra một bài thơ tươi đẹp, khỏe khoắn, hào hùng với những hình ảnh giản dị, những âm thanh náo nhiệt, sinh động. Khắc họa rõ nét và chân thực hình ảnh người dân làng chài lam lũ, vất vả nhưng vẫn căng tràn sức sống.

Câu 8: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu cảm nhận về hai câu thơ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Trả lời:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là hai câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ không chỉ xây dựng hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải mà còn làm nổi bật sự hòa quyện bền chặt giữa con người với tự nhiên.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó.Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

Câu 9: Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là 2 câu thơ đặc sắc. Ý kiến của em?

Trả lời:

Đây quả thực là hai câu thơ rất đặc sắc trong bài thơ Quê Hương:

Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên thật lớn lao: "giương to, rướn thân, góp gió".  Bằng biện pháp so sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh “cánh buồm” rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp..

Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhời đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Câu 10: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ Quê hương.

Trả lời:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu 11: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ Quê hương.

Trả lời:

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã mở ra cho người đọc khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thật sinh động và đẹp mắt.  Quê hương của tác giả hiện lên với một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.  Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, tâm hồn Tế Hanh như hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

Câu 12: Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.

  1. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

  1. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

  1. Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van: “Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết”.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

  1. Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

đ. Mẹ phải vần cái vại dưa ấy cạnh bếp, nửa ngày lại xoay một lần.

(Đỗ Bích Thuý, Và tôi nhớ khói)

Trả lời:

a, Phó từ “thường” bổ sung cho động từ “nhốt” ý nghĩa chỉ thời gian

Phó từ “những” bổ sung cho danh từ “nhánh” ý nghĩa chỉ số lượng.

b, Phó từ “đều” bổ sung cho động từ có ý nghĩa; tính đồng nhất về trạng thái của nhiều đối tượng

c, Phó từ “quá” bổ sung cho động từ “lo” ý nghĩa: mức độ.

Phó từ “sắp” bổ sung cho động từ  “ăn” ý nghĩa: thời gian

d, Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “khổ” ý nghĩa chỉ mức độ

Phó từ “chẳng” bổ sung cho động từ “để dành” ý nghĩa: phủ định

Phó từ “được” bổ sung cho động từ “để dành” ý nghĩa: hành động vừa nói đến đã đạt được kết quả

đ, Phó từ “lại” bổ sung cho động từ “xoay” ý nghĩa: lặp lại

Câu 13: Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào ?

  1. a) Viên quan ấy đãđi nhiều nơi, đến đâu quan cũngra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Em bé thông minh)

  1. b)Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một  màu nâu bóng mỡ soi gương đượcvà rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

Trả lời:

Phụ trước sau

Thành tố trung tâm

Phụ sau

Động từ

Tính từ

đã

đi

nhiều nơi

cũng

ra

những câu đố

vẫn chưa

thấy

thật 

lỗi lạc

soi

gương (được)

rất

ưa nhìn

to

ra

rất

bướng

Câu 14: Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì.

  1. a) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về ! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về !

(Tô Hoài)

  1. b) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

Trả lời :

  1. a) - đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian

- không: phó từ chỉ sự phủ định

- còn: phó từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự

- đã: phó từ chỉ thời gian

- đều: phó từ chỉ sự tiếp diễn

- đương, sắp: phó từ chỉ thời gian

- lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn

- ra: phó từ chỉ kết quả và hướng

- cũng: phó từ chỉ chỉ sự tiếp diễn

- sắp: phó từ chỉ thời gian

- đã: phó từ chỉ thời gian

- cũng: phó từ chỉ sự tiếp diễn

- sắp: phó từ chỉ thời gian.

  1. b) - đã: phó từ chỉ thời gian

- được: phó từ chỉ kết quả.

Câu 15: Tìm và phân loại các phó từ có trong các đoạn văn sau:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”. (Tô Hoài)

Trả lời:

- Các phó từ: lắm, đã, cứ, vừa.

→Lắm: chỉ mức độ

→Đã, cứ, vừa: chỉ quan hệ thời gian

Câu 16: Hoàn thành các yêu cầu sau

  1. a) Đặt 2 câu có phó từ đứng trước và 2 câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ. (gạch chân phó từ)

  2. b) Đặt 2 câu có hai phó từ đi liền nhau đứng trước động từ. (gạch chân phó từ)

Trả lời:

  1. a) -Phó từ đứng trước:

Hôm nay, chúng em đã tham gia câu lạc bộ tiếng anh → chỉ thời gian chúng ta tham gia câu lạc bộ

Ngày mai, mẹ tôi sẽ đi thăm ông bà nội → chỉ thời gian mẹ đi thăm ông bà

-Phó từ đứng sau:

Bố tôi phải làm rất nhiều việc mà không hề than thở. → chỉ mức độ công việc mà bố làm

Em trai tôi chơi điện tử đã mấy tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa tắt máy. → chỉ thời gian em chơi điện tử

  1. b)  

Hôm nay, chúng ta vẫn chưa làm xong nhiệm vụ này

Thật tiếc, vì tôi vẫn đang bận nên không thể giúp được cho bạn.

Câu 17: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phó từ . Gạch dưới các phó từ có trong đoạn văn vừa viết

Trả lời:

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc ta. Bác đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc ta, rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Người đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Người không chỉ là một vị lãnh tụ mà còn rất tình cảm với dân nhân. Người sống giản dị nhưng vẫn một lòng với đất nước. Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói. Người sẽ mãi tồn tại với nhân dân ta như một vì sao sáng nhất trên bầu trời.

Câu 18: Nội dung chính của văn bản Người thầy đầu tiên?

Trả lời:

Văn bản "Người thầy đầu tiên" kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh, lanh lợi. Thầy giáo Đuy-sen không chỉ là một người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả. Văn bản đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trò, đồng thơi phản ánh một cách chân thực chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

Câu 19: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Trả lời:

      Mùa thu năm ngoái tôi nhận được một bức điện từ làng tôi gửi đến, mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Tôi nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho tôi để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, gắn liền với ngôi trường. Bức thư ấy đã khiến tôi trăn trở mấy ngày hôm nay.

Câu 20: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa thu trong đó sử dụng số từ

Trả lời:

Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên nhiều màu sắc. Xa xa, từng đàn chim hót líu lo, bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt nhau. Lũ ong bướm rộn ràng bay trên những cánh hoa nho nhỏ như đang thì thầm với thiên nhiên. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên cũng chín vàng óng ả khiến cho bác nông dân vui vẻ khi được mùa. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Đó là một trong những bốn mùa mà em yêu thích nhất.

Số từ: một

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay