Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 1: Văn bản đọc Đi lấy mật

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Văn bản đọc Đi lấy mật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

VĂN BẢN. ĐI LẤY MẬT

(13 Câu)

1.    NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Những đặc điểm, cảnh vật nào của rừng U Minh được miêu tả trong đoạn trích Đi lấy mật?

Trả lời:

Những đặc điểm, cảnh vật của rừng U Minh được miêu tả trong đoạn trích Đi lấy mật :

  • Không khí mát lạnh
  • Ánh sáng trong vắt
  • Những con vật nhỏ bé trong khu rừng
  • Tiếng chim hót líu lo
  • Hương tràm ngây ngất, lan tỏa khắp khu rừng
  • Trảng chi

Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích Đi lấy mật có điểm gì khác so với người kể chuyện trong truyện Bầy chim chìa vôi?

Trả lời:

Người kể chuyện trong đoạn trích “Đi lấy mật” kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Ngược lại, trong truyện Bầy chim chìa vôi, người kể chuyện ngôi thứ ba.

 

Câu 3: Xác định ngôi kể và người kể chuyện của văn bản Đi lấy mật. Thử chuyện vai kể sang nhân vật khác và nhận xét về sự thay đổi được tạo nên?

Trả lời:

- Truyện được kể ngôi thứ nhất, người kể chuyện là chú bé An. An kể lại chuyện đi “ăn ong”đầu tiên trong đời cậu cùng tía nuôi và Cò, nên nhiều điều đối với An rất lạ lẫm, mọi thứ đều mới mẻ.

- Nếu đổi vai kể sang nhân vật khác thì chắc chắn câu chuyện sẽ thay đổi, do điểm nhìn khác biệt, tính cách, kinh nghiệm và tâm lí của người kể cũng khác.

Câu 4: Liệt kê những ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam.

Trả lời:

Ấn tượng:

- Về con người: thuần hậu, hiền lành, chất phác

- Về rừng phương Nam: mang một vẻ đẹp phong phú, sống động.

Câu 5: Nêu bố cục văn bản “Đi lấy mật”

Trả lời:

Phần 1: Bắt đầu từ đầu đến “không thể nào nghe được”, nó miêu tả suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi đi lấy mật.

Phần 2: Tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”, phần này mô tả cảnh sắc của đất rừng phương Nam xuất hiện trên con đường đi lấy mật.

Phần 3: Phần cuối cùng của bài viết miêu tả sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng giữa người dân vùng U Minh.

2.    THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên?

Trả lời:

Thiên nhiên vùng đất phương Nam thật hấp dẫn cuốn hút người đọc. Vừa có nét gì đó uy nghi tráng lệ trong ánh mặt trời vàng óng. Điển hình đó là bức tranh thiên nhiên vùng rừng tràm. Chúng ta được chiêm ngưỡng hình ảnh những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ, tận hưởng mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới cái nắng vàng ươm của mặt trời nghe tiếng chim không ngớt  vang ra vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.

 

Câu 2: Thông qua đoạn trích “Đi lấy mật” hãy phân tích đặc điểm và đưa ra nhận xét về nhân vật Cò.

Trả lời:

- Đặc điểm của nhân vật Cò:

  • Là người khỏe mạnh, tháo vát
  • Cò gắn bó sâu sắc với tự nhiên thể hiện qua câu chuyện của nhân vật Cò với nhân vật An. ( Cò am hiểu về thiên nhiên, cách ăn ong….)

- Nhận xét về nhân vật: Cò hiện lên là cậu bé nhanh nhẹn, am hiểu rừng qua lời kể của nhân vật An. Qua những lời nói, cử chỉ hành động của nhân vật tác giả đã phần nào khắc họa thành công hình ảnh con người cũng như cuộc sống vùng Nam Bộ, Đồng thời bày tỏ tình yêu mến đối với con người nơi đây.

Câu 3: Dựa vào lời kể và cảm nhận của người kể chuyện em hãy khái quát đặc điểm tính cách của các nhân vật được nhắc đến trong văn bản Đi lấy mật?

Trả lời:

Nhân vật

Đặc điểm, tính cách

An

Thông minh, ham hiểu biết, khả năng quan sát tinh tế, tâm hồn trong sáng yêu thiên nhiên, có chút tự ti khi so sánh mình với Cò, yêu quý trân trọng gia đình Cò.

Tía nuôi

Dày dặn kinh nghiệm về rừng U Minh, tính cách mạnh mẽ, giàu lòng nhân hậu, yêu con người, yêu thiên nhiên, quan tâm, chăm sóc An.

Má nuôi

Hiểu biết, nhiều kinh nghiệm, hiền dịu và có tấm lòng ấm áp.

Đi rừng thành thạo, nhanh nhẹn, hiểu biết, tháo vát, tỏ ra người lớn.

3.    VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: “Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười”, “nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt đăm đăm của tôi”, “nó chành môi ra cười hì hì, trông cái miệng thấy ghét quá”. Những câu văn này có bạn cho rằng An không có thiện cảm với Cò. Em có suy nghĩ gì về điều này?

Trả lời:

Theo em, tâm lí này thường thấy ở những đứa trẻ cảm thấy thua kém người bạn cùng trang lứa.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là An không có thiện cảm với Cò. Bằng chứng là những lời kể thể hiện sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ mà An dành cho Cò.

- Thằng Cò coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!

- Tôi muốn hỏi về cái “sân chim”, nhưng vì tự ái và nghĩ nếu mình gặp cái gì cũng hỏi thì nó sẽ khinh mình dốt, bèn im im đi tới.

Câu 2: Thông qua hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” em hiểu biết thêm gì về thế giới tự nhiên?

Trả lời:

Điều em nhận ra, hai văn bản đã mang đến những kinh nghiệm bổ ích về thế giới tự nhiên. Đó là những thói quen làm tổ và đẻ trứng của chim chìa vôi, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, hay cách gác kèo ong, cách “ăn ong” của người dân U Minh… Những kinh nghiệm này cho thấy các nhà văn phải có tri thức về thế giới tự nhiên, phải thật sự trải nghiệm thì mới có thể viết chính xác và chân thực, cung cấp cho người đọc những điều thú vị như vậy.

Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm bài học/ ý nghĩa gì thông qua câu chuyện “Đi lấy mật”

Trả lời:

Qua đoạn trích trên, thông điệp mà tác gải muốn gửi gắm vào đó là chúng ta phải bảo vệ môi trường và các loài vật, đồng thời cũng cho thấy tình yêu và sự kết nối giữa con người và thiên nhiên là một điều vô cùng quan trọng trong cộc sống này.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết em ấn tượng nhất trong đoạn trích Đi lấy mật bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu)

Trả lời:

Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết rất ấn tượng, nhưng em ấn tượng nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.

 

Câu 2: Trình bày nhận xét về cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng  U Minh.

Trả lời:

– Người dân có một cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt so với các vùng miền khác. Để nuôi ong rừng, trước tiên họ phải chọn kèo, nhưng không phải kèo nào cũng đặt được tổ ong rừng. Việc lựa chọn kèo phải dựa trên nhiều yếu tố như: vị trí của kèo, hướng gió, độ cao, độ dốc, mật độ cây trồng xung quanh, và khoảng cách đến các mạch nước.

– So với các vùng miền khác, cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh không dựa trên việc tạo ra tổ ong rừng nhân tạo bằng các vật liệu như đồng, đất nung, sành, ruộng thân cây hay rơm. Thay vào đó, họ đợi ong rừng tự bay về và tự xây tổ trên kèo đã được chuẩn bị sẵn. Việc này đòi hỏi sự tính toán, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng trải qua nhiều thất bại.

– Tóm lại, cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh rất khác biệt so với các vùng miền khác và đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt như tính toán, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay