Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 1: Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

VIẾT TÓM TẮT VĂN BẢN THEO YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI

(12 câu)

1.    NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Tóm tắt văn bản là gì?

Trả lời:

          Là rút gọn một văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện). Tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.

Câu 2: Nêu một số yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Trả lời:

Một số yêu cầu:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được ý chính, điểm quan trọng của văn bản

- Sử dụng từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng yêu cầu khác nhau về độ dài văn bản tóm tắt

Câu 3: Nêu các bước cơ bản tóm tắt văn bản

Trả lời:

  • Bước 1: Đọc hiểu và xác định nội dung chính của văn bản đó (hay chủ đề và tư tưởng của văn bản.
  • Bước 2: Xác định các nhân vật chính và các sự kiện gắn liền với nhân vật chính 
  • Bước 3: Sắp xếp các dữ liệu đã thu thập được theo trình tự trong tác phẩm
  • Bước 4: Dùng lời văn, cách thức mong muốn để truyền tải nội dung câu chuyện.

 

Câu 4: Để rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt, em cần làm gì?

Trả lời:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Nội dung đúng với văn bản gốc

Lược bỏ các thông tin không có trong văn bản gốc và những ý kiến bình luận của người tóm tắt (nếu có). 

Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc.

Bổ sung những ý chính, điểm quan trọng của văn bản gốc (nếu thiếu), lược bớt các chi tiết thừa, không quan trọng (nếu có) 

Sử dụng những từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.

Bổ sung những từ ngữ quan trọng có trong văn bản gốc (nếu thiếu) 

Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài.

Rút gọn hoặc phát triển văn abnr tóm tắt để đảm bảo yêu cầu về độ dài. 

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

2.    THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Tóm tắt một văn bản ngắn mà em yêu thích

Trả lời:

Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh:

          Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Sơn Tinh – chúa miền non cao và Thủy Tinh – chúa miền nước thẳm đều đến cầu hôn Mị Nương. Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước theo đúng yêu cầu của nhà vua và rước được Mị Nương về. Thủy Tinh nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh ròng rã mấy tháng nhưng bị thua, đành rút quân.

Câu 2: Em hãy tóm tắt một bài thơ đã học trong chương trình sách giáo khoa mà em yêu thích

Trả lời:

Tóm tắt bài thơ Lượm

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi nhưng dũng cảm, kiên cường và rất yêu đời. Chú đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những lần đi thực hiện nhiệm vụ. Tuy dũng cảm cảm, là thế, kiên cường là thế nhưng một tai họa đã ập đến trong một lần chú đi liên lạc trên con đường vắng vẻ và đã hy sinh một cách anh dũng. Mặc dù, Lượm đã đi xa nhưng hình ảnh và tấm lòng anh dũng, kiên cường của cậu sẽ mãi mãi không bao giờ phai trong tâm hồn người Việt

3.    VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy tóm tắt “Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều

Trả lời:

Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về cuộc phiêu lưu của hai anh em Mên và Mon, với tấm lòng nhân hậu, hai cậu bé quyết tâm đi cứu tổ chim chìa vôi vì mưa bão có thể bị nước sông nhấn chìm. Đến khi rạng sáng, khi nhìn thấy bầy chim non cất cánh bay lên từ bãi cát giữa sông, hai anh em Mên và Mon cảm thấy xúc động, vui vẻ khó tả.

Câu 2: Em hãy tóm tắt “Đi lấy mật” (trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi) bằng một đoạn văn ngắn (8-9 dòng)

Trả lời:

Câu chuyện trong văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v... Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.

Câu 3: Em hãy tóm tắt bài thơ “Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Ngàn sao làm việc vẽ nên bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm là do sông Ngân Hà biết cháy giữa trời lồng lộng, sao thần nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm đại hùng tinh biết buông gầu tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

Câu 4: Em hãy tóm tắt văn bản “Ngôi nhà trên cây” bằng đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 dòng)

Trả lời:

Ngôi nhà trên cây kể về tình bạn vô cùng ngây thơ và đáng yêu của Tốt-tô-chan và Ya-sư-a-ki. Tốt-tô-chan là một cô bé ngây thơ, đáng yêu, cố gắng hết sức để giúp đỡ người bạn đặc biệt của mình để cậu không còn lo lắng, tự ti. Ya-sư-a-ki là một cậu bé bất hạnh nhưng lại rất mạnh mẽ, vui vẻ lạc quan.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho văn bản sau và tóm tắt thành một đoạn văn ngắn

NGƯỜI THẦY ĐẶC BIỆT

10 tuổi, lần đầu tiên chúng tôi được học tiếng Anh, nhưng không phải học ở trường mà phải đạp xe hơn 3km sang nhà thầy giáo ở làng bên để học. Trong căn nhà cấp 4 nhỏ bên bờ đê lộng gió, một thầy giáo và 4 học trò ríu rít với những bài học tiếng Anh vỡ lòng. Mỗi buổi học thêm tiếng Anh khi đó chỉ có 500 đồng, cách đây 12 năm về trước. Khi đó bốn đứa chúng tôi chỉ biết học, không quan tâm 500 đồng là đắt hay rẻ cho một buổi học tiếng Anh vỡ lòng. Thầy là một người thầy đặc biệt cùng lớp học đặc biệt và một căn nhà cũng đặc biệt. Ngôi nhà chỉ có một gian thấp bé được xây hoàn toàn bằng xi măng. Đến những cái bàn và giường ngủ cũng được làm từ xi măng. Từ xa, ngôi nhà trông như một chuồng chim bồ câu bám trên bờ đập. Thầy viết trên một tấm bảng đen nhỏ treo trên tường, trò ngồi bàn xếp, khoanh chân trên tấm phản xây bằng xi măng. Những câu hello, goodbye thầy vừa dạy viết vừa dạy đọc. Thầy đứng xoay ngang khuôn mặt, miệng mở rộng, lưỡi chuyển động thật chậm để chúng tôi tập đọc theo cho đúng.

Tôi nhớ còn nhớ câu chuyện thầy kể về một nước Nga xa xôi, nơi mà thầy đã từng theo học, nơi có một người con gái thầy đã yêu và đã rời xa. Thầy kể cho chúng tôi nghe về một thời trai trẻ nhiều ước mơ nơi xứ tuyết Trong câu chuyện đó có cái gì đó đã đổ vỡ, đã chia lìa và giờ thầy ở đây, trước mặt chúng tôiThầy sống lầm lũi và hơi lập dị trong mắt người làng. Đuôi mắt nhiều nếp nhăn của thầy hay nheo lại, nhìn về nơi nào đó xa thẳm. Thầy có nụ cười thật lạ, trước mặt chúng tôi thì vô cùng ấm áp, quay đi là ngay lập tức nhếch lên khó hiểu khiến tôi thấy hay hay và chỉ thích nhìn thầy cười.

Cũng như bao người nông dân khác, thầy cũng trồng lúa, đặt rớ tôm (vó tôm) để có tiền trang trải cho cuộc sống. Triền đập thoai thoải thầy đặt bao nhiêu là rớ. Tép cất được, thầy vừa ăn, vừa bán, con nào nhỉnh hơn thầy bỏ vào cái bể cũng được xây bằng xi măng để nuôi cho lớn. Mỗi ngày tới học, chúng tôi hay vào bể tôm của thầy chơi, té nước khiến cho những con tôm nhảy lên loạn xạ. Lúc đó thầy liền rối rít la chúng tôi. Nhưng cái rối rít của thầy trông rất hiền từ nên không làm chúng tôi sợ và như thế ngày nào trò nghịch dại đó cũng được lặp lại.

Thầy nói, có chúng tôi tới học thầy cảm thấy rất vui. Thầy say sưa nói với chúng tôi thứ ngoại ngữ mà một thời thầy say mê. Có chúng tôi, thầy bận rộn hơn vì phải lo ngăn những trò nghịch dại, lo cho chúng tôi học sao cho giỏi. Khi không còn học thầy nữa, tôi vẫn thường đạp xe qua nhà thầy, vẫn cái dáng cao gầy ấy, đặt những rớ tép dọc triền đập, bước đi liêu xiêu. Hai ba lần tôi đi qua, vẫn yên tâm khi cái dáng liêu xiêu ấy đi dọc bờ sóng ì ập vỗ. Rồi kí ức cũng như những con sóng, va đập kiểu gì mà tôi không còn nhớ từ lúc nào, tôi không còn thấy dáng người thầy ấy nữa. Hôm nay, như bao đứa học trò vô tâm khác của thầy, tôi lại ngồi kể về những kỉ niệm ngày xa xăm ấy. Tôi nhớ bóng thầy khi thả những con tép nhỉnh hơn vào trong cái bể xi măng và mong chúng lớn, khi đó trông thầy như cô Tấm đang nuôi con cá bống để chờ phép màu. Tôi luôn mong thầy đã đi khỏi căn nhà ấy, ngôi làng ấy, đi đến xứ sở của riêng thầy. Nơi có nhiều ước mơ hơn, biết đâu phép màu tôm, cá sẽ cho thầy gặp lại người con gái thầy đã yêu. Tôi luôn mong điều đó vì tôi biết gương mặt ấy, nụ cười ấy, dường như không thuộc về nơi này, không nên ở lại nơi này.

Trả lời:

      Văn bản kể về những kỉ niệm về người thầy dạy Tiếng Anh của tác giả hồi còn nhỏ. Phải đạp xe hơn 3km sang nhà thầy giáo ở làng bên để học. Nhà thầy giáo là một căn nhà nhỏ cấp 4 được xây hoàn toàn bằng xi măng. Thầy giáo Cũng như bao người nông dân khác. Thầy cũng trồng lúa và đặt rớ tôm để có tiền trang trải cho cuộc sống. Tác giả vẫn luôn nhớ những kỉ niệm về người thầy ấy và mong thầy sẽ đi khỏi căn nhà ấy, ngôi làng ấy, đi đến xứ sở của riêng thầy - nơi có nhiều ước mơ hơn. Những kỉ niệm về người thấy ấy đã chiếm một vị trí quan trọng trong lòng tác giả.

Câu 2: Tóm tắt bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm        :

Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.

Một ngày hoà bình
Anh không về nữa.

Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều

Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo

Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ

Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành

Anh ngồi lặng lẽ
Dưới cội mai vàng
Dài bao thương nhớ
Mùa xuân nhân gian

Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...

Tuổi xuân đang độ
Ngày xuân ngọt lành
Theo chân người lính
Về từ núi xanh...

Trả lời:

Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết dưới điểm nhìn của một người thời bình về anh bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Người lính mang vẻ hồn nhiên, tươi vui của tuổi trẻ khi chưa một lần yêu, cũng chẳng từng biết đến vị cà phê như thế nào. Ngày đất nước vẫy gọi, anh bỏ lại cuộc sống yên bình để ra đi bảo vệ Tổ quốc. Nhưng sự khốc liệt của chiến tranh khiến anh vĩnh viễn không thể trở về nữa.

=> Giáo án tiết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay