Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Nêu một vài nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Trả lời:
- Tên: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.
- Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh.
Thừa Thiên-Huế.
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến.
- Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam.
Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đồng dao mùa xuân”
Trả lời:
- Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết năm 1994.
- Tác phẩm Đồng dao mùa xuân được trích trong Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011.
Câu 3: Bài thơ được viết theo thể loại gì?
Trả lời:
Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ bốn chữ
Câu 4: Theo em, bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Trả lời:
Bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “bạn bè mang theo”: Hình ảnh người lính trẻ trong những năm máu lửa
+ Phần 2: Còn lại: Hình ảnh người lính ở lại chiến trường xưa
Câu 5: Em hãy tóm tắt bài thơ “Đồng dao mùa xuân” bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 6-7 câu)
Trả lời:
Bài thơ viết về người lính với những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều… nhưng họ đã bị chiến tranh cướp đi mạng sống, đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước, nằm lại mãi mãi nơi chiến trường không thể trở về nữa.
Câu 6: Em đã từng gặp anh bộ đội chưa? Em cảm nhận thế nào về người anh bộ đội cụ Hồ.
Trả lời:
Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là:
- Trong các tác phẩm văn học: các chú bộ đội kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, dành lại độc lập cho dân tộc.
- Ngoài đời thực, khi hòa bình lập lại, đất nước phát triển: hình ảnh các chú bộ đội hỗ trợ người dân gặt lúa, đắp đê chống lũ, khôi phục lại hậu quả thiên tai. Ngoài ra, trong diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, các chú bộ đội đã vào miền Nam và hỗ trợ người dân đi mua lương thực, thực phẩm và thuốc men.
Dù là trong thời chiến hay trong thời bình thì hình ảnh chú bộ đội cụ hồ vẫn luôn oai phong, tràn đầy tình cảm và rất đáng trân trọng.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Sự xuất hiện của người lính trong bài thơ được tác giả thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Sự xuất hiện của người lính được thể hiện qua hai hình ảnh:
+ “Đi vào núi xanh”: Hình ảnh người lính rời xa quê hương, tham gia hành quân qua rừng, qua núi.
+ “Những năm máu lửa”: Những năm kháng chiến diễn ra liên miên, rất nhiều chiến sĩ đã nằm xuống và liên tiếp những người lính trẻ lại lên đường chiến đấu vì hòa bình cho đất nước.
Câu 2: Tìm những câu thơ chứng tỏ người lính còn trẻ về cả độ tuổi lẫn tâm hồn.
Trả lời:
Các câu thơ:
+ Chưa một lần yêu
+ Chưa từng uống cà phê
+ Vẫn mê thả diều
→ Người lính vẫn còn trẻ cả độ tuổi và tâm hồn, tuổi xuân vẫn còn nhiều ấp ủ, dang dở chưa thực hiện.
Câu 3: Tác giả đã miêu tả sự hi sinh, nằm xuống của người lính như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh người lính nằm xuống, hy sinh:
+ “Không về nữa”: Người lính nằm xuống, không thể trở về đoàn tụ với gia đình
+ “Bom nổ”, “thành ngọn lửa bạn bè mang theo”: Hy sinh do bom nổ
→ “Ngọn lửa” là ánh sáng, sức nóng bùng cháy của tuổi trẻ, của tinh thần yêu nước. Hình ảnh người lính nằm xuống như góp thêm vào phản ánh sự khắc nghiệt của “những năm máu lửa” chiến tranh.
Câu 4: Câu thơ “Những năm máu lửa” gợi cho em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính?
Trả lời:
Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”: là những chàng thanh niên chân chất, hồn nhiên vô tư chưa trải sự đời “chưa một lần yêu/ mê thả diều”.
Câu 5: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả: ở lại nơi chiến trường một mình nhưng anh vẫn như đang chiến đấu cùng đồng đội với “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh”, tâm thái vẫn rất hồn hậu, hiền lành “cười hiền lành”.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Chi tiết nào được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua đó em cảm nhận được những đặc điểm nào ở người lính?
Trả lời:
- Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính:
- “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”;
- “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”;
- “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”;
- “Anh ngồi lặng lẽ”;
- “anh ngồi rực rỡ”
- Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính:
+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.
+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.
+ Đoàn kết yêu thương nhau.
Câu 2: Người lính xuất hiện trong không gian như thế nào trong tưởng tượng của tác giả? Em cảm nhận gì về không gian đó?
Trả lời:
- Không gian đẹp đẽ trong tưởng tượng của tác giả:
+ Người lính ngồi dưới cội mai vàng → Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân
+ Rực rỡ màu hoa của mùa xuân
+ Người lính có mắt như suốt biếc, vai có bóng núi non
- Cảnh tượng tuy đẹp, rực rỡ nhưng đâu đó vẫn phảng phất nỗi buồn, sự cô đơn của người lính “ thương nhớ mùa xuân nhân gian”
Câu 3: Nêu giá trị nội dung của bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.
Câu 4: Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Trả lời:
- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, …
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tìm từ đồng âm trong khổ thơ sau và mỗi từ đó nói lên điều gì?
Tuổi xuân đang độ
Ngày xuân ngọt lành
Theo chân người lính
Về từ núi xanh...
Trả lời:
Từ đồng âm: xuân
+ Tuổi xuân: Tuổi trẻ, thanh xuân
+ Ngày xuân: Những ngày đầu năm, mùa xuân.
→ Tuổi xuân của người lính trẻ như đang hòa cùng mùa xuân của đất nước
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ
Trả lời:
Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.
=> Giáo án tiết: Văn bản đồng dao mùa xuân