Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Văn bản đọc Trở gió

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản đọc Trở gió. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

VĂN BẢN. TRỞ GIÓ

(18 câu)

1.    NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Trả lời:

  • Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết
  • Văn của Nguyễn Ngọc Tự trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
  • Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tập hợp trong một số cuốn sách tiêu biểu như: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005).

Câu 2: Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của tác phẩm “Trở gió”

Trả lời:

- Thể loại: Tạp văn

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.

Trả lời:

Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015.

Câu 4: Tóm tắt “trở gió” bằng đoạn văn (2-3 câu)

Trả lời:

Đoạn trích là những tâm tư, cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Những tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa mừng, ngóng chờ, vội vã. Nhưng cũng chính những cơn gió chướng lại là một phần của cuộc sống của nhân vật “tôi”, nhắc đến nó sẽ khiến tác giả da diết nỗi nhớ cùng những hình ảnh về quê nhà

Câu 5: Nêu bố cục tác phẩm “trở gió”

Trả lời:

Bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm

Trả lời:

Qua đoạn trích Trở gió, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.

Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Trả lời:

- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa

- Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

2.    THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào khi mùa gió chướng về.

Trả lời:

Tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang của nhân vật “tôi”:

+ Vừa mừng vừa bực

+ Chờ đợi hàng năm, nhưng đứng trước sân lại thấy “buồn muốn chết” vì bàn tay vẫn trắng, sắp già thêm một tuổi.

→ Cảm thấy chưa làm được gì mà một năm đã sắp trôi qua, một cảm giác mất mát không rõ ràng

+Tự thôi thúc bản thân cần sống vội vã hơn

→ Tâm trạng vừa buồn vừa vui, vừa mong ngóng lại vừa lo lắng không làm cho tình cảm và suy nghĩ của tác giả về mùa gió chướng thay đổi.

Câu 2: So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” và má về gió chướng

Trả lời:

Nhân vật “tôi” và má coi gió chướng là gió Tết, nhưng tâm trạng lại khác nhau:

+ Nhân vật “tôi” mong chờ, háo hức

+ Má của nhân vật “tôi”: buồn, thở dài cái thượt

→ Nỗi lo của người lớn về một cái Tết đầy đủ cho gia đình.

Câu 3: Liệt kê những hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng. Nêu nhận xét của em về các hình ảnh đó.

Trả lời:

- Nhiều hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng: nùi rơm, giồng bạc hà, con nước bờ sông, hình ảnh người mẹ tất tảo, buồng cau, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước…

→ Tất cả những hình ảnh quen thuộc, những kí ức, kỉ niệm quý giá không thể quên trong lòng tác giả gắn liền với quê hương vào thời gian gió chướng về mỗi năm

→ Chính những kí ức bình dị của tác giả lại là thứ có thể giết chết chính mình trong nỗi nhớ quê hương, bởi nó đã in sâu vào tiềm thức của tác giả cùng tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho những mùa gió chướng, quê hương và gia đình. 

Câu 4: Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: “Có ai bán một mùa gió cho tôi?”

Trả lời:

Câu hỏi tu từ gợi một mùa gió nhưng lại là tất cả những kỉ niệm tuổi thơ, không khí Tết và tình cảm ấm áp mà tác giả cảm nhận được qua mùa gió ấy.

→ Câu hỏi cuối bài vừa làm tăng cảm xúc bâng khuâng, tha thiết trong tình yêu quê hương, vừa khiến ý hỏi vào hư vô, day dứt, dư âm trong lòng người đọc.

Câu 5:  Câu cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Câu cuối cùng của văn bản khiến em nhận thấy tác giả có mối tình sâu nặng với quê hương. Dù có sống giữa cuộc sống hiện đại, có siêu thị đầy ắp dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành… thì tác giả vẫn luôn hướng về quê hương, luôn mong ngóng và chờ đợi gió chướng.

3.    VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió

Trả lời:

Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

Câu 2: Vì sao trong văn bản Trở gió, tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?

Trả lời:

Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa…Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu. Vũ sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…Còn dưa hấu nữa, ui chao…

Câu 3:  Trong văn bản Trở gió, gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Trả lời:

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

- […] Bây giờ trở thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt sốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.

Câu 4: Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?

Trả lời:

– Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” là bởi khi gió chướng về:

+ là lúc lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

+ mía già, ngọt nước và trĩu, cầm khúc mía trên tay nghe nặng trịch.

+ vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về trong văn bản Trở gió. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Trả lời:

- Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về là:

+ Vừa mừng vừa bực.

+ Vương vấn những nỗi buồn khó tả.

+ Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian.

+ Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

- Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết

Câu 2: Viết đoạn văn Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió

Trả lời:

“Trở gió” là một tác phẩm hay của Nguyễn Ngọc Tư viết về quê hương. Tác giả đã bày tỏ tình cảm với quê hương qua tình yêu gió chướng. Nhà văn đã có những miêu tả thật tinh tế là “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Và mỗi lần gió chướng về, Nguyễn Ngọc Tư đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay