Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng việt trang 47

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Thực hành tiếng việt trang 47. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. NGHĨA CỦA TỪ, BIỆN PHÁP TU TỪ

(15 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Theo em, biện pháp tư từ là gì?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Câu 2: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.

Câu 3: Nêu một số biện pháp tu từ thông dụng.

Trả lời:

Có hai loại biện pháp tu từ chính, đó là:

- Biện pháp tu từ từ vựng:

  • Biện pháp so sánh;
  • biện pháp ẩn dụ;
  • Biện pháp hoán dụ;
  • Biện pháp nhân hóa;
  • Biện pháp điệp ngữ;
  • Biện pháp nói giảm - nói tránh;
  • Biện pháp nói quá;
  • Biện pháp liệt kê;
  • Biện pháp chơi chữ.

- Biện pháp tu từ cú pháp:

  • Đảo ngữ;
  • Điệp cấu trúc;
  • Chêm xen;
  • Câu hỏi tu từ;
  • Phép đối.

Câu 4: Nhân hóa là gì?

Trả lời:

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Câu 5: Nêu ví dụ về biện pháp nhân hóa và giải thích.

Trả lời:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”: Trò chuyện, xưng hô với trâu như với người.

Câu 6: Nghĩa của từ là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.

Ví dụ

Cây: một loại thực vật có rễ, thân, lá, cành.

Bâng khuâng: chỉ trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người.

Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.

2.    THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Trả lời:

  • Chiếc bút chăm chỉ nắn nót viết bài.
  • Tán lá xanh rung rinh nhảy máy trong làn gió mới.
  • Chú cún con đang thoải mái thư giãn tắm nắng góc sân nhà.

Câu 2: Những hình ảnh so sánh nào được sử dụng trong những câu văn sau? Vì sao?

  1. Chú bộ đội đang lái xe.
  2. Chị mưa tưới mát cho hàng cây đang ủ rũ.
  3. Chim mẹ chăm chỉ kiếm mồi.

Trả lời:

  1. Không sử dụng biện pháp nhân hóa. Chú bộ đội chỉ hành động bình thường.
  2. Có sử dụng hai biện pháp nhân hóa. Thứ nhất là “chị” mưa, thứ hai là hàng cây “ủ rũ”.
  3. Có sử dụng biện pháp nhân hóa. Hình ảnh “chim mẹ” đang “chăm chỉ” kiếm mồi.

Câu 3: Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.

Trả lời:

-  Giải thích:

  • hoàn hảo: tốt đẹp về mọi mặt
  • hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua
  • phú ông: người đàn ông giàu có trong làng (xã hội cũ)
  • phò mã: con rể của vua
  • thịnh nộ: nổi giận, giận dữ cao độ
  • ghẻ lạnh: thờ ơ, xa lánh
  • chứng giám: soi xét, làm chứng cho

- Cách dùng để giải thích:

  • Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã
  • Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích: thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám

Câu 4: Điền các từ: đồng hương, đồng đội, đồng môn vào chỗ trống cho phù hợp.

  1. /…/: cùng học một thầy, một trường hoặc một môn phái thời phong kiến
  2. /…/: cùng quê hương
  3. /…/ : người cùng đội ngũ chiến đấu hoặc cùng đội thi đấu thể thao

Trả lời:

  1. đồng môn
  2. đồng hương
  3. đồng đội

Câu 5: Giải thích các từ sau: tốt bụng, dũng cảm, rực rỡ, nhẹ nhàng.

Trả lời:

  • tốt bụng: có lòng tốt, hay thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác
  • dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm
  • rực rỡ: có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý
  • nhẹ nhàng: có cảm giác khoan khoái, dễ chịu vì không vướng bận gì

3.    VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1:  Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
  2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”

 Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.

  1. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con

(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
  2. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?
  3. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Bài thơ đã nhân hóa chú mèo
  2. Chú mèo được nhân hóa bằng cách gán cho chú những hoạt động của con người. Chú ta cũng phải đi học và sửa soạn, mang theo bút chì, bánh mì giống như các bạn nhỏ khác
  3. Tác dụng: giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các em hãy đọc đoạn văn sau:

“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”

(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?

Trả lời:

Trong đoạn văn trên, những sự vật được so sánh là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.

Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn tự do ngắn, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa:

Trả lời:

Ông ngoại em có một khu vườn nhỏ, ở đó có rất nhiều loại hoa khác nhau. Bông hoa hồng quyến rũ, bông hoa cúc dịu dàng, bông hoa ly thơm ngát. Trong số đó thì em thích nhất hoa hồng vì chúng yêu kiều như những nàng công chúa vậy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay