Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Văn bản đọc Gặp lá cơm nếp

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản đọc Gặp lá cơm nếp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

VĂN BẢN. GẶP LÁ CƠM NẾP

(21 câu)

1.    NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét về tác giả Thanh Thảo.

Trả lời:

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1945

- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông rubic, Từ một đến một trăm... Ngoài ra, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác

- Phong cách thơ Thanh Thảo:

+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. 

+ Thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ

Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Gặp lá cơm nếp”

Trả lời:

Tác phẩm Gặp lá cơm nếp được trích trong tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ, sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015

Câu 3: Theo em, bài thơ được viết theo thể loại gì và phương thức biểu đạt chính bài thơ là gì?

Trả lời:

- Thể thơ: 5 chữ

- PTBD: biểu cảm

 

Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi bài là gì?

Trả lời:

Bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?

Trả lời:

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Câu 6: Nhận xét về hình thức bài thơ.

Trả lời:

  • Số tiếng: 5 tiếng / dòng
  • Gieo vần: Chân
  • Ngắt nhịp: Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3
  • Chia khổ: 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối)

Câu 7: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Thể thơ năm chữ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ

2.    THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con hiện lên như thế nào?

Trả lời:

  • Để có bát xôi mùa gặt thơm mùi nếp mới là những chắt chiu dành dụm của mẹ dành cho con.
  • Gạo nếp được đồ lên cầu kì để được thơm ngon hơn.
  • Mẹ nhặt từng chiếc lá về để đun nên việc nấu còn khó khăn gấp bội.
  • Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.
  • Mẹ rất yêu thương các con.
  • Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác.

Câu 2: Mùi xôi đã khiến cho tác giá/ nhân vật nhớ đến ai? Vì sao?

Trả lời:

- Mùi xôi khiến tác giả - nhân vật con nhớ đến mẹ:

+ Thắc mắc mẹ ở đâu lúc này

+ Nhớ hình ảnh mẹ nhặt lá, đun bếp, thổi xôi 

+ Cảm giác hương thơm lan tỏa đến tận bước chân người lính

- Vì: Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh của mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.

Câu 3: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước được thể hiện như thế nago?

Trả lời:

Chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình khi nhớ mùi xôi mẹ vẫn hay làm, nhớ những ngày tháng còn đi trên con đường quê hòa bình. Nhờ mùi vị xôi cũng có thể hiểu mùi vị xôi còn là mùi vị của quê hương đất nước, chàng trai nhớ nhung chia đều nỗi thương của mình cho cả đất nước và mẹ.

Câu 4: Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?

Trả lời:

Cách kết hợp giữa các từ ngữ trong hai dòng thơ trên tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các câu. Từ “đất nước” kết hợp với từ “mẹ già” trong mối tương quan ngang hàng, tạo nên dòng cảm xúc sâu xa, lắng đọng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Cả mẹ già và đất nước đều quan trọng và đều gợi nên những nỗi nhớ, niềm thương trong lòng người quân nhân

Câu 5: Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

Trả lời:

Cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ trên là một cách nói ẩn ý. “Thơm suốt đường con” ở đây có thể hiểu là nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho món ăn dân dã ở quê và tình cảm dành cho mẹ mình

3.    VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?

Trả lời:

Cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp là cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thường từ “gặp” dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với người nhưng ở đây lại dùng trong trường hợp “gặp lá cơm nếp”. Đây là dụng ý đầy nghệ thuật của tác giả nhằm nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu.

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

  1. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.
  2. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ trong câu:

+ Điệp từ: không, gấp rãi.

+ Liệt kê: không rõ ràng, không giải thích được; gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.

+ So sánh: cảm giác của nhân vật “tôi” khi gió về như ai đó đuổi theo đằng sau.

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trong câu có tác dụng làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Bên cạnh đó, những biện pháp này còn có tác dụng nhấn mạnh những cảm xúc, trạng thái chờ đón của tác giả khi gió mùa về.

b.

- Các biện pháp tu từ trong câu:

+ Điệp từ: như.

+ So sánh: so sánh âm thanh của tiếng gió như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trong câu có tác dụng làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Bên cạnh đó, những biện pháp này còn có tác dụng nhấn mạnh những cảm xúc, sự chuyển động của thiên nhiên và những cảm nhận tinh tế của tác giả trước thiên nhiên đất trời

Câu 3: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương. 

+ Trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát:từ “mùi vị” dùng để nói về hương vị của món ăn mà người nói đã dùng vị giác, khứu giác để cảm nhận vị ngon của món ăn đó.

+ Trong trường hợp mùi vị quê hương: từ “mùi vị” dùng để nói về cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu của mình.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

– Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: xa nhà đã mấy năm, đi hành quân buổi chiều. Buổi chiều tà là lúc người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối, là lúc con người ta dễ đói, người đi xa dễ nhớ nhà, nhớ người và nhớ những cảnh vật thân thương.

– Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 5: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Trả lời:

– Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: “ôi”, “làm sao quên được”, “nỗi nhớ thương”.

– Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu 6: Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất là hình ảnh người con nhớ nhung hương vị quê hương, mùi xôi quen thuộc. Em không ấn tượng vì nó là chủ đề chính, mà em ấn tượng vì nó thể hiện rõ được cảm xúc của mỗi con người của đất nước. Sự hi sinh dũng cảm, tình mẫu tử bao la để sống được như ngày hôm nay rất vất vả, tự ta phải cảm nhận và trân trọng.

4.    VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời:

 Tình cảm của tác giả chắc hẳn cũng giống với người con. Nỗi nhớ quê nhà chẳng thể dừng chân, tim hướng về đó nhưng không thể bước đến vì ngăn chặn quá nhiều lý do. Sự cô đơn ấy cũng khiến chạm khắc vào lòng độc giả, càng thêm thắm thía và tự hào về người mẹ đất nước, quê hương bao la.

Câu 2:  Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Trả lời:

Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi “xa nhà mấy năm”, chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con – chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Trả lời:

Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là “nỗi nhớ thương”, “làm sao quên được”, là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: “ôi mùi vị quê hương”, hay ngay cả việc “thèm bát xôi mùa gặt”. Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa “xa nhà đã mấy năm”. Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn. “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất

=> Giáo án tiết: Văn bản 2 gặp lá cơm nếp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay