Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng việt trang 63
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Thực hành tiếng việt trang 63. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. SỐ TỪ
(13 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Số từ là gì?
Trả lời:
Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó, khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.
Câu 2: Số từ phân làm mấy loại?
Trả lời:
Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.
Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ bao gồm số từ chỉ số lượng xác định, như: một, hai, ba,…và số từ chỉ số lượng ước chừng như: vài, dăm, mươi,…
Câu 3: Chức năng số từ là gì và nêu ví dụ.
Trả lời:
Về chức năng ngữ pháp: số từ thường đứng trước danh từ, tính từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng, tạo thành các cụm từ.
Ví dụ: Tôi lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đưa cho em.
Câu 4: Ý nghĩa của số từ là gì?
Trả lời:
Chúng cho biết số lượng và số thứ tự của sự vật trong không gian.
Câu 5: Nêu ví dụ về số từ
Trả lời:
- Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được bốn mươi bộ quần áo.
=> Số từ là “bốn mươi” đứng trước danh từ “bộ quần áo” để chỉ số lượng.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Các em hãy đặt 10 câu, trong đó 5 câu có số từ chỉ số lượng, 5 câu có số từ chỉ thứ tự.
Trả lời:
- Năm nay mẹ tôi ba mươituổi.
- Dẫu cách xa hàng trăm ngàndặm cũng không thể xóa nhòa tình yêu tôi dành cho em.
- Mườibạn học sinh có thành tích cao nhất trường sẽ được tuyên dương ở lễ chào cờ ngày mai.
- Bố tôi mua cho tôi một vàicái bút.
- Trường chúng ta banăm liền luôn giành giải nhất cuộc thi báo tường toàn thành phố.
- Ở tuổi thứ ba mươi, mẹ tôi vẫn có tâm hồn trẻ trung phơi phới như mới đôi mươi vậy.
- Ngày thứ haiđi học, cậu ta đã làm quen được hết bạn bè trong lớp.
- Học sinh ngồi bàn mộtluôn nhận được sự ưu tiên của cô giáo.
- Cái cây thứ nămmẹ tôi mua về là một cây dương xỉ.
- Dù mới đi học nửa năm nhưng tôi đã dùng đến cặp thứ ba.
Câu 2: Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:
- Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.
- Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.
- Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.
- Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.
- Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.
Trả lời:
1.Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.
⇒ Số từ chỉ thứ tự.
- Cái thác đó là cái thứ bảymà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.
⇒ Số từ chỉ thứ tự.
- Năm trămngười trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.
⇒ Số từ chỉ số lượng.
- Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.
⇒ Số từ chỉ thứ tự.
- Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươicon.
⇒ Số từ chỉ số lượng.
Câu 3: Điền số từ thích hợp vào các câu văn, câu thơ dưới đây:
a.
... đàn cò trắng bay tung
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên
(Theo ca dao)
b.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau... chiều
(Theo ca dao)
c.
Yêu nhau cau... bổ...
Ghét nhau cau... bổ ra làm...
(Theo ca dao)
- Cây đa... năm nay đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả... tào cổ kính hơn cả thân cây....., ..... đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.
Trả lời:
- Một.
- Chín.
- Sáu, ba, sáu, mười.
- Nghìn, một, chín, mười.
Câu 4: Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
- Tôi có một cái răng khểnh.
- Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.
Trả lời:
- Tôi có một cái răng khểnh. → Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.)
- Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có haingười cùng giữ chung một bí mật. → Số từ “hai” chỉ số lượng người, số từ “một” chỉ số lượng bí mật. (số lượng xác định)
3. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(“Không ngủ được” – Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Số từ: “một”, “hai”, “ba”, “năm”: ở câu một và câu bốn chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: “canh”, “cánh”.
Số từ “bốn”, “năm”: ở câu ba chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: “canh”.
Câu 2: Trong câu: "Nó là thằng tí, con bà Sáu.", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?
Trả lời:
Từ Sáu trong câu không phải là số từ mà là danh từ riêng chỉ tên một người. Tên Sáu có lẽ được đặt theo thứ tự người con trong gia đình. Ở miền Nam, người con cả trong gia đình thường được gọi là Hai. Bà Sáu có thể là người con thứ năm trong gia đình. Vì thế, trong trường hợp này, số từ chỉ thứ tự đã được chuyển thành danh từ riêng nên phải viết hoa.
Câu 3: Tìm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.
Trả lời:
- Ba bốn: Nó đi mua ba bốn quả trứng.
- Mươi: Tôi về quê mươi ngày.
- Dăm: Hoa đi du lịch dăm ngày.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa thu trong đó sử dụng số từ
Trả lời:
Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên nhiều màu sắc. Xa xa, từng đàn chim hót líu lo, bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt nhau. Lũ ong bướm rộn ràng bay trên những cánh hoa nho nhỏ như đang thì thầm với thiên nhiên. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên cũng chín vàng óng ả khiến cho bác nông dân vui vẻ khi được mùa. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Đó là một trong những bốn mùa mà em yêu thích nhất.
Số từ: một
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)