Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 8

TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

Câu 1: Tác phẩm Bản đồ dẫn đường chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu…phải bước vào bóng tối: câu  chuyện ngụ ngôn

- Phần 2 : Tiếp theo…bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó: vai trò, khó khăn của việc tìm kiếm bản đồ của người ông

- Phần 3: Còn lại: lời nhắn của ông dành cho cháu

Câu 2: Cách mở đầu của tác phẩm Bản đồ dẫn đường có gì độc đáo?

Trả lời:

- Mở đầu bằng câu chuyện ngụ ngôn: Kể về người đàn ông tìm kiếm chiếc chìa khóa nhưng ông chỉ tìm ngoài sáng, không tìm trong tối nên ông không tìm được chìa khóa

- Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn là:

+ Giúp người đọc rút ra được bài học, kinh nghiệm nào đó.

+ Giúp người đọc lôi cuốn vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn, từ đó khơi gợi hứng thú người đọc.

Câu 3: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình là gì?

Trả lời:

Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình là:

+ Chưa bao giờ cảm thấy tự tin với quan điểm của mình.

+ Tấm bản đồ của ông đã có lúc cảm thấy thực sự bế tắc. Ông không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm.

Câu 4: Phân tích tác phẩm Bản đồ dẫn đường

Trả lời:

Tác phẩm "Bản đồ dẫn đường" được trích từ cuốn sách “Những bức thư gửi cháu Sam” của tác giả Đa-ni-en Gốt-li-ep. Với lời văn đơn giản, ngắn gọn, nhưng mang tính uyên thâm, bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình.

Văn bản là một bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình. Câu chuyện bắt đầu khi trong bức thư của mình, người ông đã quên chìa khóa nhà tại công ty, tuy chìa khoá vốn để cạnh cửa ra vào mà lại tìm ở ngoài đường. Sự kì khôi thể hiện: Ra chỗ sáng sẽ nhìn rõ hơn, mặc dù chỗ sáng chẳng liên quan gì đến chiếc chìa khoá. Chính từ câu chuyện này khiến ông nghĩ tới bản đồ dẫn đường. Nếu cái “bản đồ” (tức là quan niệm, cách thức hành động mà người ta vạch ra trong đầu) không phù hợp với thực tế đời sống thì sẽ thất bại. Tình huống đời sống vốn vô cùng phong phú, nên mỗi người cần có cách suy nghĩ, phán đoán, đánh giá và đưa ra “bản đồ” sao cho phù hợp nhất. Hãy tự vẽ nên tấm bản đồ bằng kinh nghiệm, sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.

Tác phẩm là bức thư của người ông dành cho cháu của mình, kể về hành trình tìm kiếm tấm bản đồ dẫn đường cho cuộc đời mình.Cùng với đó ông đã giải thích cho cháu thấy về vai trò, những khó khăn của “ tấm bản đồ dẫn đường”. Mở đầu bằng câu chuyện ngụ ngôn kể về người đàn ông tìm kiếm chiếc chìa khóa nhưng ông chỉ tìm ngoài sáng, không tìm trong tối nên ông không tìm được chìa khóa. Bài học rút ra là trong khi tìm đồ vật nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói riêng đừng mãi tìm nơi dễ, ngoài sáng mà biết đâu trong bóng tối mới có món đồ bạn đang tìm kiếm. Giá trị nhân văn của câu chuyện mở đầu như là bài học đầu tiên của ông dành cho cháu.

Tấm bản đồ dẫn đường được lý giải là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn con người, là cách nhìn nhận cuộc đời theo người ông được di truyền từ đời bố mẹ được điều chỉnh qua hoàn cảnh sống, tôn giáo, kinh nghiệm của mỗi người. Tấm bản đồ quyết định cách nhìn nhận của chúng ta với cuộc sống, với chính bản thân và xã hội, quyết định trong thành công và thất bại của mỗi người.

Câu 5: Trong hai ý kiến khác nhau sau đây, em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

  1. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

  2. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

Trả lời:

Trong hai ý kiến khác nhau trên, em đồng ý với ý kiến (b) vì với em, cuộc sống rất tươi đẹp. Những mảng tối, chưa tốt đẹp đều xuất phát từ cách suy nghĩ và thái độ của con người. Nếu coi cuộc sống là một món quà, ta sẽ trân trọng, nâng niu cuộc sống và làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 6: Phép lặp dùng như thế nào?

Trả lời:

Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết

Câu 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có. Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

  1. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

  2. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc như thế nào?

Trả lời:

  1. Đoạn văn vẫn rời rạc mặc dù phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau vì các câu không tập trung vào cùng một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng.

  2. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc nhầm lặp từ với liên kết. Việc dùng phép lặp không đồng nghĩa với việc cố ý lặp từ. Vì thế, dù lặp từ nhưng đoạn văn không có sự kết nối, tạo ra sự rời rạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.

Câu 8: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học . Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Trả lời:

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để đánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm.

- Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp.

Câu 9: Em hãy tóm tắt tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc bằng một vài câu văn.

Trả lời:

“Hãy cầm lấy và đọc” là một cuốn sách ý nghĩa, lời nhắn gửi yêu thương của ba và thầy cô gửi đến giới trẻ. Tác giả đã lập luận để đưa ra vai trò của sách trong cuộc sống, cũng nư những cách khắc phục của việc sa sút văn hóa đọc

Câu 10: Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?

(1) “Em hãy cầm lấy và đọc? đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc? đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc; đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.

Trả lời:

Ba câu liền kề nhau trong đoạn văn có cùng một kiểu cấu trúc, và đều lặp lại gần như nguyên xi vế đầu (hãy cầm lấy và đọc; đó là). Như vậy, lặp chính là biện pháp được sử dụng để liên kết các câu với nhau.

Câu 11: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Hãy cầm lấy và đọc?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài viết thể hiện quan điểm cách nhìn nhận của tác giả về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phục sự sa sút văn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn khẳng định vai trò của những trang sách trong cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật:

Lập luận chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục

Câu 12: Em hãy Phân tích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

Trả lời:

Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc" của ông Huỳnh Như Phương nhằm khuyến khích việc đọc sách và nâng cao kiến thức của các em học sinh.

Tác phẩm này có nội dung chủ yếu xoay quanh việc giới thiệu về tầm quan trọng của việc đọc sách và những lợi ích mà nó mang lại cho con người. Tác giả đã nhấn mạnh rằng đọc sách không chỉ giúp ta có thêm kiến thức mà còn giúp ta phát triển tư duy, tăng cường khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng viết.

Tác phẩm cũng đưa ra một số lời khuyên để các em học sinh có thể tiếp cận với sách một cách hiệu quả hơn, bao gồm chọn lựa sách phù hợp với sở thích và trình độ của mình, đọc sách một cách chủ động và sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển để hiểu rõ hơn nội dung của sách.

Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc" là một bài phát biểu đầy cảm hứng và ý nghĩa, giúp các em học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách và khuyến khích các em có thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

Câu 13: Em hãy viết một bài giới thiệu ngắn về cuốn sách “Hãy cầm lấy và đọc”

Trả lời:

Cuốn sách "Hãy cầm lấy và đọc" của Huỳnh Như Quỳnh là một tác phẩm văn học đầy cảm hứng, sáng tạo và đầy triết lý. Tác giả đã chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm và cảm nhận của chính mình để giúp độc giả tìm ra cách để đọc sách hiệu quả hơn.

Với bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng tràn ngập các kênh thông tin và giải trí, đọc sách đã trở thành một hoạt động xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, Huỳnh Như Quỳnh đã khẳng định rằng đọc sách là một hoạt động vô cùng quan trọng để mở mang tâm hồn và phát triển bản thân.

Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, từ cách chọn sách, cách đọc hiệu quả đến những lợi ích mà đọc sách mang lại. Tác giả đã tư vấn cho độc giả về việc chọn sách phù hợp với mục đích của mình và cách đọc hiệu quả để tận dụng tối đa thời gian đọc sách.

Không chỉ giúp độc giả tìm ra cách để đọc sách hiệu quả, Huỳnh Như Quỳnh còn giải thích tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc phát triển bản thân. Cuốn sách của tác giả không chỉ là một tập hợp các lời khuyên và kinh nghiệm, mà còn là một lời nhắn nhủ về tầm quan trọng của việc giữ cho đầu óc luôn tươi trẻ, mở rộng tầm nhìn và tăng cường khả năng tư duy.

Tóm lại, cuốn sách "Hãy cầm lấy và đọc" là một tác phẩm đầy giá trị và ý nghĩa. Tác giả đã giúp độc giả nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách và cung cấp cho họ những lời khuyên và kinh nghiệm để đọc sách hiệu quả hơn. Đây là một cuốn sách mà mọi người nên đọc để có thể phát triển bản thân và mở rộng tầm nhìn

Câu 14: Đặc điểm thuật ngữ?

Trả lời:

  1. Thuật ngữ còn có trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ mỗi thuật ngữ được biểu thị bằng một khái niệm và ngược lại

- Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

- Đặc điểm này phù hợp với yêu cầu về tính chính xác, thống nhất, tính quốc tế của khoa học, kỹ thuật, công nghệ

  1. Muối dùng trong phong cách văn bản nghệ thuật, mang sắc thái biểu cảm

→ Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Câu 15: Nêu hai ví dụ về thuật ngữ.

Trả lời:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhăn: gió, băng hà, nước chảy…

Câu 16: Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

            (Tố Hữu, Chào xuân 67)

Trả lời:

- Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

- Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 17: Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ "cá". Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt?

Trả lời:

- Thuật ngữ cá của sinh học: động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

- Theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

Câu 18: Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học, thuật ngữ thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Trả lời:

- Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm.

- Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.

Câu 19: Từ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào được dùng như một từ thông thường?

  1. a) Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du)

b)Mây:trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung.

  1. c) Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi.(Đoàn Văn Cừ)

  2. d) Hôm nay trời nhiều mây.

Trả lời:

  1. a) Từ mây là từ thông thường (mang tính nghệ thuật).

  2. b) Từ mây là thuật ngữ.

  3. c) ,d): Từ mây là từ thông thường.

Câu 20: Viết một đoạn văn có sử dụng thuật ngữ dùng trong lĩnh vực văn học.

Trả lời:

Với câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”, ông cha ta muốn nói về tầm quan trọng của đất đai. “Tấc” chính là một đơn vị đo lường. “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn vàng” là một kim loại quý, có giá trị kinh tế cao. Việc so sánh “tấc đất” so sánh với “tấc vàng” đã cho thấy tầm quan trọng của đất đai trong cuộc sống của con người. Từ công việc trồng trọt, chăn nuôi đến việc xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi. Đặc biệt nhất, đất đai có ý nghĩa quan trọng với một quốc gia. Đất đai chính là chủ quyền lãnh thổ - điều bất khả xâm phạm của dân tộc. Lịch sử đất nước ta đã trải qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Hàng triệu con người đã đánh đổi xương máu để giữ gìn mảnh đất của quê hương. Khi hiểu được tầm quan trọng của đất đai, chúng ta cần cố gắng để giữ gìn. Cần hạn chế những hành vi có thể làm ô nhiễm nguồn đất. Đồng thời, mỗi người phải biết sử dụng đất một cách hợp lý, nhất là trong sản xuất nông nghiệp nên thường xuyên cải tạo để đất luôn màu mỡ. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc cũng là một điều vô cùng quan trọng. Mỗi người hãy cùng chung tay để bảo vệ tài nguyên đất vô cùng quý giá.

Thuật ngữ được sử dụng: Tục ngữ (Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay