Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 9: Hoà điệu với tự nhiên (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Hoà điệu với tự nhiên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 9

HOÀ ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN

Câu 1: Phân tích tác phẩm Bản tin về hoa anh đào

Trả lời:

Tác phẩm "Bản tin về hoa anh đào" được trích ra từ cuốn sách với Đà Lạt ai cũng là lữ khách. Đưa ra những cảm nhận, hoài niệm của tác giả về xứ sở sương mù Đà Lạt, những kiếp người lặng lẽ sống, nhưng vẫn có khát vọng mãnh liệt. Nội dung của bản tin thay đổi theo từng năm:  viết như một bài thơ với niềm hứng khởi, hân hoan, loan báo rằng hoa sẽ nở rộ vào tháng tới. Bản tin dự báo hoa nở muộn, chóng tàn vì thời tiết bất lợi. Có năm kể lể về gốc anh đào cổ thụ đứng ở góc đường nào đó trong thành phố vừa bị đốn hạ.

Tôi có một người bạn là kí giả ở Đà Lạt. Nhiều năm viết báo, với trách nhiệm và sự dấn thân, anh có nhiều đóng góp cho việc lớn của thành phố. Nhưng tôi nể phục việc anh mỗi năm đều có những bản tin nhỏ về hoa anh đào đều đặn xuất hiện khi Đà Lạt giao mùa đông - xuân. Bản tin thường xuất hiện trên tờ báo T vào đúng cái mùa mà những người yêu Đà Lạt đang ngất ngây trong cái lạnh tháng Chạp. Có năm, bản tin được viết như một bài thơ trong niềm hân hoan hứng khởi báo tin hoa sẽ nở rộ. Có năm bản tin dự báo hoa sẽ đến muộn và chóng tàn vì thời tiết bất lợi. Lại có năm bản tin chỉ kể về một vài gốc hoa anh đào cổ thụ. Với nhiều người, đó là thứ xa xỉ viễn mơ, đem lại cảm giác lạc lõng ngay trên báo. Và tôi đã hình dung được những khó khăn ban đầu mà anh bạn phải trải qua. Đối với riêng tôi, bản tin về hoa anh đào vô cùng ý nghĩa.

Câu 2: Suy nghĩ về điều mong muốn mà tác giả gửi gắm qua Bản tin về hoa anh đào

Trả lời:

Qua việc đọc đoạn cuối tản văn “Bản tin về hoa anh đào”, em cảm nhận được những mong muốn mà tác giả gửi gắm. Tác giả hi vọng giữa cuộc sống hối hả, tất bật và lộn xộn thì con người vẫn có thể tìm ra điều gì đó tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Ông mong những thông tin tiêu cực sẽ giảm thiểu đáng kể, sự rối ren của xã hội cũng xuất hiện thưa dần, thay vào đó là thông tin về các loài hoa, những mùa hoa nơi thành phố yêu thương. Được như vậy, tâm hồn của mọi người sẽ được thanh lọc, thư thái hơn rất nhiều.

Câu 3: Tác giả có suy nghĩ như thế nào về bảng tin?

Trả lời:

- Suy nghĩ của tác giả về bản tin

+ Việc bản tin mỗi năm xuất hiện một lần theo tác giả vô cùng ý nghĩa

+ Ý nghĩa tư duy trong nghề làm báo

+ Bản tin mang đến  sức lan tỏa lớn đến mọi người

+ Tác giả muốn trong tương lai có nhiều bản tin về hoa tiếp theo

+ Mong muốn những bản tin rối rắm của xã hội bằng các bản tin về các loài hoa

Câu 4: Nhan đề “Bản tin về hoa anh đào” có thể gợi lên ở người đọc những suy đoán gì về nội dung của bài?

Trả lời:

Theo em, nhan đề Bản tin về hoa anh đào có thể gợi lên ở người đọc những suy đoán rằng văn bản sẽ đề cập tới nội dung liên quan đến hoa anh đào hoặc liên quan đến người Nhật (vì nước Nhật là xứ sở của hoa anh đào).

Câu 5: Tóm tắt văn bản Bản tin về hoa anh đào bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Anh bạn tôi là ký giả ở Đà Lạt, có đóng góp nhiều điều cho chuyện lớn của thành phố nhưng với tôi điều nể phục lớn nhất của anh là những bản tin nhỏ về hoa anh đào đều đặn xuất hiện hằng năm khi Đà Lạt giao mùa đông – xuân. Bản tin thường xuất hiện trên tờ báo T vào đúng cái mùa mà những người yêu Đà Lạt đang ngất ngây trong cái lạnh tháng Chạp. Có năm, bản tin được viết trong niềm hân hoan hứng khởi báo tin hoa sẽ nở rộ; có năm bản tin dự báo hoa sẽ đến muộn và chóng tàn vì thời tiết bất lợi, có năm bản tin chỉ kể về một vài gốc hoa anh đào cổ thụ. Với nhiều người bản tin đó có thể tạo cảm giác lạc lõng, nhưng với người “sốc hoa” thì điều quan tâm là một bản tin về hoa liệu có giải quyết được gì? Thoạt đầu, anh đã lo sợ về những khó khăn của thuở ban đầu, nhưng vượt qua chướng ngại về tâm lý để viết nên cảm nhận về hoa đào. Đối với tôi, bản tin xuất hiện trên trang báo mỗi năm vô cùng ý nghĩa để hiểu rằng hoa cỏ cũng cần được truyền thông, nâng niu theo một cách tự nhiên nhất.

Câu 6: Nêu phỏng đoán của em về nét bất biến trong lễ rửa làng được thực hiện theo chu kì của đồng bào Lô Lô. Điều gì đã khiến cho một lễ tục giữ được nét bất biến qua năm tháng?

Trả lời:

Điểm bất biến trong lễ rửa làng được thực hiện theo chu kì của đồng bào Lô Lô có thể là: thời điểm thực hiện (mùa ngô mới), thành phần tham gia (tất cả dân làng với vai trò quan trọng của thầy cúng), các đồ lễ cần chuẩn bị (lễ vật khấn xin tổ tiên, đồ mang theo lúc diễu hành), các bước tiến hành cùng những việc làm cụ thể trong từng bước. Đặc biệt phải nói đến quy định nghiêm ngặt sau khi lễ cúng được thực hiện (người lạ không được vào làng trong 9 ngày tiếp đó). Có thể nêu các phỏng đoán trên căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự việc và ý nghĩa biểu trưng của từng đồ lễ phải chuẩn bị.

Từ một lễ rửa làng cụ thể được thuật lại trong văn bản, người đọc có thể nghĩ rộng ra về điều đã khiến cho một lễ tục giữ được nét bất biến của mình qua năm tháng. Đó là hệ thống những quy định chặt chẽ được xây dựng trên cơ sở các quan niệm nhân sinh, quan niệm về tự nhiên, vũ trụ của một cộng đồng người.

Câu 7: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Văn bản đã giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô, qua đó thể hiện nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

Giá trị nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh.

- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 8: Việc duy trì bền vững tục rửa làng cho thấy nét đẹp nào trong lối sống của người Lô Lô?

Trả lời:

Việc duy trì bền vững tục rửa làng cho thấy người Lô Lô sống gắn bó với thiên nhiên, tin vào sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên và có cách ứng xử phù hợp với thiên nhiên. Họ tin tưởng, hy vọng vào việc rửa làng sẽ khiến cho ngôi làng sạch sẽ, nhiều may mắn, phước lành sẽ đến với ngôi làng của họ.

Câu 9: Xét về nội dung và cấu trúc, văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" có những điểm gì khác biệt so với các văn bản thông tin em đã học?

Trả lời:

So với những văn bản thông tin đã được học từ lớp 6, văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô có những điểm khác biệt như sau:

Về nội dung, đề tài của văn bản là một lễ tục, khác với văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuyết minh về một lễ hội, lại càng khác với các văn bản như Trái Đất - cái nôi của sự sống, Các loài chung sống với nhau như thế nào?, Thuỷ tiên tháng Một vốn đề cập các vấn đề môi trường.

Về cấu trúc, văn bản này cũng thuyết minh về một sự kiện (theo trình tự thời gian) như Ai ơi mồng 9 tháng 4, nhưng đặt trọng tâm vào việc miêu tả tỉ mỉ các luật lệ phải tuân thủ khi thực hiện lễ rửa làng (quy trình thực hiện, các đồ lễ, nhiệm vụ của những người tham gia, những quy định bắt buộc,...).

Câu 10: Nêu xuất xứ của tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

Trả lời:

 In trong Tạp chí Di Sản xuất bản tháng 12/2009

Câu 11: Tác giả của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô là ai?

Trả lời:

Phạm Thùy Dung, nhà báo, biên tập viên tạp chí Di Sản

Câu 12: Em hãy tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm Thuỷ tiên tháng Một?

Trả lời:

- Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu.

- Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.

Câu 13: Em hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không còn là “sự nóng lên của Trái Đất” nữa mà nó còn là “sự bất thường của Trái Đất”. Đây là thuật ngữ do Hân-tơ Lovin đặt ra nhằm giải thích rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên thực sự sẽ dẫn đế khác hiện tượng bất thường khác. Có thể thời tiết sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng. Do nhiệt độ trung bình tăng nên lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn dẫn tới một vài nơi khô sẽ càng khô hơn, nơi hay mưa sẽ mưa nhiều hơn. Xu hướng cực đoan của thời tiết ngày một tăng tại khắp nơi trên thế giới.

Câu 14: Theo em, điều gì đã khiến văn bản "Thủy tiên tháng Một" cuốn hút được người đọc, mặc dù vấn đề nêu ở đây từng được giới khoa học nhiều lần bàn tới?

Trả lời:

Văn bản “Thủy tiên tháng Một” có sự thu hút đối với bạn đọc là bởi vì văn bản liên kết được các góc nhìn khác nhau của nhiều người về hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất, từ đó cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện về vấn đề đang diễn ra.

Câu 15: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Thủy tiên tháng Một?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Tác phẩm bàn về thực trạng "Trái đất nóng lên " qua đó cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng biện pháp lập luận, chứng minh, giải thích.

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.

Câu 16: Phân tích tác phẩm Thủy tiên tháng Một

Trả lời:

Tác phẩm Thủy tiên tháng Một là một tác phẩm nổi bật của Thomas L.Friedman: can đảm, sắc sảo, hiện đại và đầy ắp những nhận thức đáng ngạc nhiên về sự thách thức và hứa hẹn của tương lai. Tác phẩm bàn về sự khác thường của thời tiết “ sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa Thủy Tiên nở vào tháng 3 năm nay lại nở vào đầu tháng một. Đồng thời tác giả đưa ra dẫn chứng, giải thích của sự xuất hiện đồng thời hai thái cực.

Trước tiên, tác giả nói tới sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết: thông thường hoa thủy tiên nở vào tháng 3 năm nay nở vào đầu tháng 1, nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết cũng thay đổi rất nhiều. Trái Đất nóng hơn, tốc độ bốc hơi nước thay đổi là nguyên nhân xuất hiện những trận mưa bão lớn. Khí hậu ở hai thái cực ẩm ướt hơn, khô hạn hơn. Có thể thấy rằng, khí hậu ảnh hưởng đến sự sống của con người. Thế nhưng khí hậu trên trái đất lại đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trái đất thì ngày càng nóng lên, thiên tai đang xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.  Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

Câu 17: Văn bản được triển khai ý tưởng theo quan hệ nhân quả và theo các tầng bậc khác nhau của chuỗi vấn đề đưuọc nói tới, trong đó, chủ yếu là quan hệ nhân quả

Trả lời:

Văn bản được triển khai ý tưởng theo quan hệ nhân quả và theo các tầng bậc khác nhau của chuỗi vấn đề đưuọc nói tới, trong đó, chủ yếu là quan hệ nhân quả. Cách triển khai ý tưởng của tác giả có tính sáng tạo và hấp dẫn. Từ một hiện tượng của đời sống quan sát được, người viết đã đi đến khái quát vấn đề và đưa ra các số liệu để chứng minh. Từ nguyên nhân của hiện tượng nóng lên một cách bất thường của Trái Đất, tác giả đã chỉ ra những hậu quả mà con người và thế giới tự nhiên chịu tác động. Các vấn đề đưa ra đều được giải thích rõ ràng. Các thông tin, dẫn chứng xác thực, thời sự, đa dạng và khá toàn diện (chỉ ra sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với tất cả các vùng lãnh thổ có tính chất đại diện). Cách trích dẫn tài liệu tham khảo và sử dụng cước chú cũng thể hiện tính khoa học, mạch lạc. Các số liệu được dẫn ra rất xác đáng và giàu tính thuyết phục.

Câu 18: Trích dẫn tài liệu gián tiếp là gì?

Trả lời:

Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo văn phong của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung và nghĩa của bản gốc.  Cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.

Câu 19: Nêu ví dụ trích dẫn tài liệu tham khảo trực tiếp.

Trả lời:

A: Tác giả A viết như sau “Tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20%”.

Thì bạn nên trích dẫn lại như sau: “Tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20% [A]”, hoặc “Theo tác giả A, tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20% [A]”

Câu 20: Các cước chú (“tam bản", "chài") và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

Trả lời:

Các cước chú (“tam bản", "chài") và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích giải nghĩa từ khó, làm rõ hơn các thông tin được trình bày trong văn bản.

Theo em, không cần phải cước chú thêm từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay