Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 văn bản 4: Thi nói khoác

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4 văn bản 4: Thi nói khoác. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI 

VĂN BẢN 4: THI NÓI KHOÁC
(10 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Hãy trình bày một số hiểu biết của em về văn bản “Thi nói khoác” (tác giả, thể loại, nội dung,…) 

Trả lời:

- Tác giả: không xác định, tác giả dân gian

- Thể loại: truyện cười

- Nội dung: Truyện kể về việc nói khoác của các ông quan và một tình huống nói khoác hù doạ bất ngờ của tên lính. Qua đó, truyện tạo ra tiếng cười cho người đọc.

 

Câu 2: Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của thể loại truyện cười.

Trả lời: 

- Truyện cười là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại.

- Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật. 

- Nhân vật, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng trong truyện cười cũng có những điểm giống như trong hài kịch. Nhân vật thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất, vì vậy trở nên lố bịch, hài hước. Lời thoại thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười. Thủ pháp trào phúng (biện pháp tạo ra tiếng cười) chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).

- Bối cảnh của truyện cười thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài,...; kết thúc truyện cười thường bất ngờ.

 

Câu 3: Nhan đề “Thi nói khoác” gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?

Trả lời:

- Nhan đề này gợi cho suy nghĩ nội dung văn bản sẽ là một cuộc tranh tài về khả năng khoác.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: “Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện “Thi nói khoác”.

Trả lời:

- Truyện cười thường ngắn gọn: dung lượng của truyện “Thi nói khoác” chỉ có một trang giấy, ngắn hơn nhiều so với các văn bản truyện, kịch.

- Truyện cười thường có cốt truyện đơn giản, ít nhân vật: Truyện “Thi nói khoác” chỉ có năm nhân vật, mỗi nhân vật chỉ nói một hai câu, cốt truyện chỉ đơn giản là từng người nói khoác.

 

Câu 2: Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

Trả lời:

Vì ông quan thứ hai và ông quan thứ tư không đưa ra lời nói khoác mới, khác biệt hoàn toàn mà dùng chính cái sự vật được ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba bịa ra để xây dựng nên lời nói khoác của mình nhằm đá đểu hai ông này:

- Ông quan thứ nhất nói khoác là có một con trâu rất to. Ông quan thứ hai nói khoác về cái dây thừng. Dây thừng ở đây ý là dây thừng buộc mũi trâu.

- Ông quan thứ ba nói khoác là có một cây cầu rất dài. Ông quan thứ tư nói khoác về một cái cây rất cao. Cây ở đây ý là để làm cái cầu kia.

=> Cách nói của ông thứ hai và thứ tư thể hiện sự “trên cơ” so với hai ông kia.

 

Câu 3: Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Trả lời:

- Một sự việc mà các ông quan không nghĩ tới xảy ra: tên lính canh giả lời quan lớn nói khoác để hù doạ mấy ông quan, khiến các ông một phen hú vía. 

- Việc các ông quan “sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau” khi vô tình nghe thấy lời nói của quan lớn cũng cho ta thấy rằng những ông quan này là kiểu quan tham, sợ quyền thế nên chỉ một lời nói của quan to hơn mình cũng đủ khiến các ông khiếp hãi.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?

Trả lời:

Khi đọc truyện này, người đọc có thể bật cười với:

- Câu nói khoác của các ông quan: Các câu nói khoác này gồm hai phần: phần đầu bịa ra sự vật gì đó khác thường, phần sau đưa thêm dẫn chứng. Ví dụ: câu nói của ông quan thứ nhất có phần đầu bịa ra con trâu to, phần thứ hai đưa ra dẫn chứng là nó liếm một cái hết cả sảo mạ. Câu của ông thứ nhất và thứ hai thì đơn giản còn câu của ông thứ ba và thứ tư thì thú vị hơn nhiều.

- Tình huống tên lính giả lời quan lớn nói khoác để hù doạ bốn ông quan này khiến các quan “sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau”.

 

Câu 2: Tại sao văn bản “Thi nói khoác” được coi là truyện cười dân gian?

Trả lời:

Văn bản này được coi là truyện cười dân gian vì:

- Bối cảnh của truyện là ở thời xưa: quan lại, lính canh, những sự quen thuộc thời xưa như con trâu, dây thừng, cây cầu bằng gỗ.

- Tác giả không xác định.

- Cốt truyện đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Theo em, truyện “Thi nói khoác” chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Trả lời:

Hãy trả lời theo quan điểm của em.

Ví dụ:

- Truyện này không nhằm mục đích phê phán, đả kích thói nói khoác mà chỉ có tính chất mua vui vì các ông quan cũng không phải chịu hình phạt gì, tức là truyện không có mục đích răn dạy người đời điều gì. Hơn nữa nói khoác không phải là xấu. Bản thân chúng ta cũng thường xuyên nói khoác để cuộc nói chuyện trở nên vui vẻ.

 

Câu 2: Hãy nêu một số điểm khác biệt giữa truyện này (1) với truyện “Cái kính” (2) đã học.

Trả lời:

Ví dụ:

- (1) là truyện cười dân gian, (2) là truyện cười hiện đại

- (1) ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; (2) dài hơn, có tính ẩn ý, hơi khó hiểu.

- Đối lập thật – giả trong (1) chỉ nằm ở lời nói của nhân vật, đối lập này trong (2) nằm ở chính tính cách, suy nghĩ của nhân vật.



=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Đọc 4: Thi nói khoác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay