Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 văn bản 1: Sao băng

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3 văn bản 1: Sao băng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: SAO BĂNG
(14 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Sao băng” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Hồng Nhung

- Văn bản được lấy từ trang web: kienthuctonghop.vn (14/11/2020)

- Thể loại: văn bản thông tin giải thích về một hiện tượng tự nhiên

- Nội dung: đưa ra các thông tin, câu trả lời về một số vấn đề mà mọi người thường hay đặt ra khi nói về sao băng.

 

Câu 2: Những thông tin chính mà văn bản “Sao băng” cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh các thông tin ấy?

Trả lời:

- Văn bản cung cấp các thông tin là:

+ Khái niệm sao băng

+ Nguyên nhân xuất hiện sao băng

+ Chu kỳ xuất hiện của sao băng

+ Cách xem được những cơn mưa sao băng

+ Điềm báo khi có sao băng

+ Cách ước khi gặp sao băng

- Ta có thể dựa vào các đề mục in đậm để xác định nhanh những thông tin này.

 

Câu 3: Hãy liệt kê những thông tin mà tác giả đưa ra cho câu hỏi “Sao băng là gì?”.

Trả lời:

- Sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi) là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của thiên nhiên.

- Ngôi sao băng là tia lửa thoáng qua trên bầu trời. 

- Sao băng là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất. Nó không phải là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời.

- Sao băng có thể là một thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh khi va chạm với nhau,... Chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc khoảng 100 000 km/h và tạo nên sao băng, mưa sao băng.

- Các phân tử không khí trên đường di chuyển của thiên thạch khi đi vào khí quyển bị tăng lên đến hàng ngàn độ. Nó làm cho các vật chất của thiên thạch bị nung đến mức nóng sáng. Nó sẽ để lại một vệt sáng khi thiên thạch di chuyển. Vệt sáng mà chúng ta nhìn thấy đó chính là sao băng.

 

Câu 4: Hãy nêu những điềm báo khi thấy sao băng rơi.

Trả lời:

Theo văn bản, những điềm báo khi thấy sao băng rơi:

- Điềm gở: Có ai đó đã chết hoặc có một hiện tượng nào đó không hay xảy ra

- Điềm lành: Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa

- Không báo hiệu gì: Theo quan điểm khoa học

 

Câu 5: Hình ảnh trong văn bản được gọi là phương tiện gì? Nó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Hình ảnh trong văn bản được gọi là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Hình ảnh này minh hoạ mưa sao băng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung văn bản.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Theo em, vì sao văn bản “Sao băng” lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Trả lời:

- Vấn đề được bàn luận ở trong văn bản xoay quang sao băng, một hiện tượng tự nhiên. Văn bản đã đề cập một cách khoa học, chuẩn xác về các vấn đề liên quan đến sao băng mà người đọc thường quan tâm như khái niệm, nguyên nhân hình thành, chu kỳ, điềm báo, ước nguyện,…

 

Câu 2: Hãy nêu những thông tin chính của phần “Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kì không?”.

Trả lời:

- Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kỳ.

- Hầu hết chu kì của các trận mưa sao băng là 1 năm.

- Ngày tháng chính xác diễn ra mưa sao băng chỉ có thể xác định được khi nó sắp xuất hiện.

 

Câu 3: Hãy chỉ ra cách triển khai thông tin trong phần “Thấy sao băng rơi là điềm gì?”.

Trả lời:

- Cách triển khai trong phần này chủ yếu là dùng quan hệ nguyên nhân – kết quả. Điều đó được thể hiện qua việc đưa ra các câu hỏi “Vì sao”? rồi đưa ra câu trả lời.

 

Câu 4: “Tâm điểm của các cơn mưa sao băng nằm trên bầu trời. Do đó, nếu muốn xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, bạn cần xác định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng càng khó khăn.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn gì?

Trả lời:

- Đây là đoạn văn quy nạp. Câu cuối của đoạn là câu chủ đề. 

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo cách nào?

Trả lời:

- Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo cách mà chúng ta thường làm khi tìm hiểu về một khái niệm, một sự vật mới: đi từ khái niệm, nguyên nhân rồi đến các vấn đề khác mà mọi người thường quan tâm.

 

Câu 2: Sao băng và mưa sao băng khác nhau như thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

Trả lời:

- Sự khác nhau: Sao băng là một tia lửa thoáng qua trên bầu trời còn mưa sao băng là một chùm tia lửa ấy.

- Lí do có sao băng và mưa sao băng: Sao chổi là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ mưa sao băng.

 

Câu 3: Đoạn sapo trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

- Đoạn sapo là đoạn in đậm ở đầu văn bản.

- Đoạn sapo trong văn bản này có tính chất khơi gợi kích thích, sự tò mò của người đọc. Điều đó được thể hiện qua những câu hỏi mà mọi người thường quan tâm về sao băng: “Vậy bạn có thực sự biết sao băng là gì?”, “Chúng xuất hiện từ đâu ngoài vũ trụ bao là?”,..

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?

Trả lời:

Em hãy trả lời theo mong muốn của em.

Ví dụ: Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện em và gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc vì em rất yêu gia đình em và vì ước nguyện này là một điều khả thi.

 

Câu 2: Hãy nhận xét về ngôn ngữ trong văn bản.

Trả lời:

- Vì đây là một văn bản thông tin nên ngôn từ trong văn bản phần nhiều mang tính khoa học, ít tính biểu cảm. Ngôn ngữ trong văn bản cũng không nhằm thể hiện mục đích nghệ thuật nào. Ta có thể nhận ra điều đó qua các khái niệm, thuật ngữ; qua cách diễn đạt nhằm trình bày thông tin, dữ kiện; qua việc phân chia bố cục rõ ràng,…



=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Đọc 1: Sao băng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay