Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 văn bản 2: Nước biển dâng Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3 văn bản 2: Nước biển dâng Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN VĂN BẢN 2: NƯỚC BIỂN DÂNG: BÀI TOÁN KHÓ CẦN GIẢI TRONG THẾ KỈ XXI
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Trả lời:
- Tác giả: Lưu Quang Hưng
- Văn bản lấy từ trang web: tiasang.com.vn (25/03/2020)
- Thể loại: văn bản thông tin
- Nội dung: văn bản đã trình bày những thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề nước biển dâng, chỉ ra việc nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu có tác động rất lớn để tương lai của nhân loại và vấn đề này khó tìm được lời giải.
Câu 2: Nhan đề “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” đã nêu được nội dung chính nào của văn bản?
Trả lời:
- Nhan đề đã nêu được một nội dung chính của văn bản là: Tình trạng nước biển dâng là vấn đề khó mà nhân loại cần phải giải quyết trong thế kỉ XXI nếu không muốn tác hại của nó ngày càng trầm trọng hơn.
Câu 3: Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI”. Phân tích hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy.
Trả lời:
Cách trình bày kênh chữ và kênh hình của văn bản:
- Văn bản được xây dựng theo bố cục ba phần: mỗi phần có một đề mục in đậm ở đầu nêu ra nội dung của phần đó. Mỗi đoạn sau đó là một ý.
- Kênh hình là biểu đồ nước biển dâng, được lồng vào kênh chữ.
Cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản: Văn bản được triển khai theo phong cách khoa học (làm rõ tình trạng, nguyên nhân, hậu quả,…) kết hợp các cách trình bày như dùng quan hệ nguyên nhân – kết quả, trình bày theo mức độ quan trọng (để ý nói về nước biển dâng do biến đổi khí hậu ở cuối), so sánh đối chiếu (so sánh tác nhân thuỷ triều, bão,… với biến đổi khí hậu), sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bổ trợ,…
=> Hiệu quả: giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về vấn đề được nói đến.
Câu 4: Hãy chỉ ra các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.
Trả lời:
- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là biểu đồ và số liệu. Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về vấn đề, tăng tính thuyết phục của văn bản.
Câu 5: Điểm khác biệt của nước biển dâng trong những năm gần đây là gì?
Trả lời:
- Mực nước biển trong những năm gần đây dưới tác động tiêu cực của con người đang dần tăng nhanh, nằm sau tăng hơn năm trước. Mực nước biển không ổn định như các thời kỳ trong khứ khi chưa có tác động của con người.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Hãy tóm tắt nội dung văn bản này.
Trả lời:
- Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân
- Biển có vai trò quan trọng đối với con người từ trước tới nay nên chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta.
- Mực nước biển không phẳng lặng mày thay đổi liên tục. Thuỷ triều hay nước dâng do gió và bão dễ quan sát được bằng mắt thường còn sự thay đổi mực nước bởi tác động của khí hậu tương đối khó nhận biết.
- Thuỷ triều là yếu tố có dao động lớn và tác động thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển.
- Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió.
- Các thiên tai như bão, áp thấp thiệt đới, sóng thần khiến nước biển dâng cao trong ngắn hạn.
- Mực nước biển cũng có thể bị thay đổi bởi các loại gió yếu hơn gió mạnh của bão, ví dụ như gió mùa Đông Bắc. Dao động của thuỷ triều và gió mùa diễn ra đều đặn hằng năm với sự thay đổi không đáng kể.
- Nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm hơn. Sự dâng lên của mực nước biển theo cách này rất nhỏ nhưng sẽ trở nên đáng kể trong dài hạn. Vấn đề cốt yếu ở đây là lượng tăng lên này không giảm đi được, khác với sự dâng lên do thuỷ triều hay bão. Điều đó sẽ tác động xấu đến các thành phố ven biển.
- Cách biển đổi khí hậu làm cho nước biển dâng: do băng tan ở hai cực, do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển,…
- Mực nước biển sẽ dâng bao nhiêu?
- Theo tính toán của các nhà khoa học, mực nước biển toàn cầu đã dâng lên 20 cm từ thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cho đến nay.
- Nước biển dâng bao nhiêu trong dài hạn chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ ấm lên toàn cầu nhanh hay chậm.
- Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đồng đều. Mực nước biển dâng trong những năm gần đây là điều đáng nói vì nó tăng ngày càng nhanh.
- Theo kịch bản xấu nhất, nước biển trên Trái Đất sẽ tăng mạnh dù cho chúng ta có chấm dứt các hoạt động gây biến đổi khí hậu.
- Lời kết
- Biến đổi khí hậu xuất phát từ các cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho mực nước biển dâng nhanh, khó có thể kiểm soát. Nếu chúng ta không tìm được lời giải cho bài toàn này thì nhân loại sẽ đối mặt với những hậu quả khôn lường.
Câu 2: Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện như thế nào ở văn bản này?
Trả lời:
- Vấn đề được trình bày ở văn bản là về nước biển dâng, một hiện tượng tự nhiên.
- Văn bản đã nêu lên và trả lời những câu hỏi như: Tình trạng nước biển dâng đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào khiến cho nước biển dâng? Lượng nước biển dâng trong một khoảng thời gian là bao nhiêu?,…
Câu 3: Dựa vào nội dung văn bản để lí giải: Tại sao hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là “bài toán khó”?
Trả lời:
- Theo văn bản, lượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu là vĩnh viễn và không thể hạ thấp được. Tình trạng đó tiếp diễn trong dài hạn sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven biển trong khi đó chúng ta không có cách nào để giải quyết triệt để vì thế nên hiện tượng “nước biển dâng” trở thành một “bài toán khó”.
Câu 4: Hãy chỉ ra cách triển khai của sapo.
Trả lời:
- Sapo là đoạn in đậm đầu văn bản.
- Cách triển khai sapo của văn bản này: khái quát vấn đề đang diễn ra trong 1, 2 câu rồi đưa câu có tính khơi gợi người đọc.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.
Trả lời:
- Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng. Việt Nam có đường bờ biển dài và có lượng dân cư tập trung ven biển đông.
- Một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này:
+ Nước biển dâng khi kết hợp với triều cường sẽ có tác động rất lớn đến tương lai của những nơi có cư dân đông đúc như các thành phố New York, Vancouver, Amsterdam, Sydney, Melbourne, Tokyo, Bangkok, Singapore, thành phố Hồ Chí Minh,…
+ Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 cm, gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hàng ngàn tỉ đô la Mỹ với nhiều hệ luỵ về phát triển.
Câu 2: Hãy nhận xét về ngôn ngữ của văn bản.
Trả lời:
- Ngôn ngữ trong văn bản mang tính khoa học nhằm trình bày thông tin một cách khách quan, chuẩn xác. Ngôn từ không có tính biểu cảm hay tính nghệ thuật. Ta có thể nhận thấy điều đó qua qua các khái niệm, thuật ngữ; qua cách diễn đạt nhằm trình bày thông tin, dữ kiện; qua việc phân chia bố cục rõ ràng,…
Câu 3: “Bằng cách kết hợp nhiều nguồn dữ liệu mực nước đo tại trạm thuỷ triều, từ vệ tinh và những quan sát khác với việc phân tích tinh vi, các nhà khoa học đã tái xây dựng nhiều bản đồ mực nước trung bình của Trái Đất. Các thảo luận do Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) chủ trì đã đưa đến một đánh giá tương đối thống nhất và toàn diện. Theo đó, trong báo cáo đánh giá khoa học mới nhất của IPCC, mực nước biển toàn cầu đã dâng lên hơn 20 xăng-ti-mét từ thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất) cho đến nay.”
Đoạn văn trên đây được viết theo cách nào?
Trả lời:
Đây là đoạn văn song hành. Không có câu nào thực sự là câu chủ đề.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em hãy nêu một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”.
Trả lời:
- Như văn bản đã nói, đây là một bài toán khó. Thực tế cho thấy chưa có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết vấn đề này mà chỉ có thể ứng phó. Dưới đây là giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà bạn có thể tham khảo.
* Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống và sản xuất, đe doạ sự phát triển bền vững. Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Một số giải pháp có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu như:
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng: sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng, tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sức nước,...
+ Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
+ Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh tạo môi trường trong lành.
+ Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải: phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định,...
– Một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Trong sản xuất nông nghiệp: thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu; nâng cấp hệ thống thuỷ lợi để tiêu nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô, hạn chế tác động của xâm nhập mặn,...
+ Trong công nghiệp: ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất để vừa tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt,...
+ Trong dịch vụ: cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; nghiên cứu tạo ra các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với biến đổi khí hậu ở địa phương,...
+ Với mỗi cá nhân cần tìm hiểu kiến thức về biến đổi khí hậu, hình thành ý thức thích ứng với biến đổi khí hậu, rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai (bơi lội, phòng điện giật khi mưa lũ,...), tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và địa phương,...
Câu 2: Hãy nhận xét, so sánh cách triển khai thông tin trong văn bản này với văn bản “Sao băng” (1) và văn bản “Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại” (2).
Trả lời:
- Các em lưu ý rằng văn bản (1) và (2) trình bày thông tin trực tiếp liên quan đến vấn đề được đưa ra ở nhan đề với bố cục rõ ràng và nhiều đề mục trong khi văn bản này lại trình bày thông tin một cái dàn trải hơn nhiều so với vấn đề nêu ra ở nhan đề, đồng thời cũng có ít đề mục hơn nhiều. Các phần như đoạn nói về thuỷ triều, gió bão,.. có thể tóm lược ngắn hơn để làm nổi bật vấn đề cần bàn ở đây là “nước biển dâng do biến đổi khí hậu”. Vì thế khi đọc văn bản hãy đánh dấu các câu chủ để ở mỗi đoạn để thấy được ý chính và khái quát được cách thức triển khai của tác giả.
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Đọc 2: Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI