Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 văn bản 2: Cái kính

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4 văn bản 2: Cái kính. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

VĂN BẢN 2: CÁI KÍNH
(12 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Cái kính” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: A-dít Nê-xin

- Văn bản là một truyện trong tập sách “Những người thích đùa”.

- Thể loại: truyện cười

- Nội dung: Truyện kể về một người đàn ông trung niên nghe theo lời người bạn của mình là phải có kính nếu không sẽ hỏng mắt nên đã đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác để khám mắt và cắt kính nhưng vấn đề vẫn không thể giải quyết được. Chỉ đến khi ông ta vô tình ngã cầu thang khiến mắt kính bay mất, ông ta mới nhận ra là mình không cần có kính và mắt mình cũng không sao. Qua câu chuyện, tác giả phê phán kiểu người mắc bệnh tưởng.

 

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả A-dít Nê-xin

Trả lời:

- Aziz Nesin (tên khai sinh là Mehmet Nusret; 20 tháng 12 năm 1915 - 6 tháng 7 năm 1995) là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.

- Trong cuộc đời ông, ngoài làm văn, ông có tham gia hoạt động từ thiện, hoạt động chính trị.

- Các tựa sách nổi tiếng: Những người thích đùa, Cầu thủ bóng đá, Con cái chúng ta giỏi thật!

 

Câu 3: Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của thể loại truyện cười.

Trả lời: 

- Truyện cười là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại.

- Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật. 

- Nhân vật, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng trong truyện cười cũng có những điểm giống như trong hài kịch. Nhân vật thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất, vì vậy trở nên lố bịch, hài hước. Lời thoại thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười. Thủ pháp trào phúng (biện pháp tạo ra tiếng cười) chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).

- Bối cảnh của truyện cười thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài,...; kết thúc truyện cười thường bất ngờ.

 

Câu 4: Hãy tóm tắt nội dung của truyện “Cái kính”. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách “Những người thích đùa” của Nê-xin?

Trả lời:

- Tóm tắt: Có một người đàn ông trung niên một lần nọ được bạn mình khuyên nên đeo kính nếu không sẽ không nhìn thấy gì. Từ đó trở đi, đôi mắt của ông bắt đầu gặp vấn đề. Cùng với mong muốn đeo kính từ lâu, ông đã đi khám mắt và cắt kính. Mỗi lẫn khám ông đều nhận được kết quả khác nhau, tuy vậy điểm chung là không có cái kính hay giải pháp của vị bác sĩ nào có thể giải quyết được vấn đề của ông. Một lần vô tình ông ngã cầu thang, kính mắt rơi ra. Ông đeo lại thì thấy rõ hơn nhiều nhưng sau đó mới biết là kính đã bị mất mắt kính.

=> Đây là một truyện gây cười nên nó có phần nào liên quan đến tên tập sách “Những người thích đùa”.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày cách hiểu về nội dung của văn bản “Cái kính”.

Trả lời:

- Truyện này được viết theo một cách thức không giống như các truyện cười dân gian mà ta thường đọc. Truyện này có tính ẩn ý, phóng đại thái quá nên dễ gây khó hiểu cho người đọc và cũng khiến người đọc hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một cách hiểu cho em tham khảo.

- Mục tiêu chính của truyện này là phê phán kiểu người mắc bệnh tưởng. Điều này được tác giả triển khai ngay từ đầu truyện. Chú ý vào câu: “Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn”. Trong thực tế thì không thể nào có chuyện chỉ một câu nói chê trách khiến cho mắt ta mắc bệnh ngay được. Ở đây, tác giả đã phóng đại, áp đặt cho “tôi” bị mờ mắt đi. “Tôi” bị ám ảnh bởi lời nói của người bạn là mình phải có kính. Những đoạn khám bác sĩ thực chất chỉ có tác dụng thúc đẩy câu chuyện đi đến cao trào ở cuối. Các bác sĩ bị tác giả áp đặt cho trình độ kém cỏi, không thể nhìn ra được căn bệnh thực sự của “tôi”, chứ trong thực tế không có chuyện các bác sĩ không tìm ra được bệnh. Tác giả làm vậy để cho thấy được những khổ sở mà kiểu người mắc bệnh tưởng sẽ gặp phải. Chú ý đến đoạn cuối của truyện. Có hai chi tiết mà bạn nên để ý đó là khi “tôi” ngã cầu thang thì kính văng ra, như thế thì mắt “tôi” nhìn không thông qua kính; và khi “tôi” đeo kính đã mất mắt kính vào. Xét theo thực tế thì cả hai thời điểm này, “tôi” nhìn không cần mắt kính nhưng chỉ có lần sau khi đã gọng kính vào thì “tôi” mới nhìn rõ, tức là “tôi” chỉ cần cái cảm giác đeo kính chứ không thực sự cần cái kính.  Điều này cho thấy rõ việc tác giả áp đặt cho nhân vật “tôi” những bệnh tật về mắt, để rồi qua việc đeo gọng không, tác giả phê phán cái vấn đề ở người mắc bệnh tưởng.

 

Câu 2: Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.

Trả lời: 

- Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.

- Lần 2: Không còn thấy chóng mặt, buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Đam ra mắt “tôi” lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ.

- Lần 3: Khi đeo vào, cái gì cũng như lùi hẳn ra xa.

- Lần 4: Khi đeo vào, nhìn cái gì cũng hoá hai.

- Lần 5: Các vật ở xa trông lại hoá gần.

 

Câu 3: Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản “Cái kính”.

Trả lời:

- Truyện “Cái kính” chứa đựng cái hài ở bệnh tưởng của nhân vật “tôi”, những lời chỉ trích của các bác sĩ,… Những chi tiết này tạo nên tiếng cười đồng thời phê phán, châm biếm người mắc bệnh tưởng.

- Truyện “Cái kính” ngắn gọn, có cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

- Ngôn ngữ trong truyện làm nổi bật tính cách, đặc điểm của các nhân vật, đồng thời tạo nên tiếng cười.

- Nhân vật “tôi”, nhân vật chính của truyện, là đối tượng của tiếng cười. Ông có sự đối lập giữa bên ngoài và bên trong: bên trong thì không có bệnh nhưng bên ngoài thì lại tỏ ra là có bệnh.

- Thủ pháp trào phúng trong truyện là nghệ thuật phóng đại. Bệnh tình của nhân vật “tôi” và sự khám chữa của các bác sĩ đã được phóng đại.

- Kết thúc truyện gây ngờ: những tình tiết ở trước đó đều hướng đến một kết thúc bất ngờ. Nhân vật “tôi” ngỡ ngàng khi biết mình không cần có kính để nhìn được.

=> Truyện “Cái kính” của A-dít Nê-xin là ví dụ tiêu biểu cho đặc điểm về bối cảnh, cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ của truyện cười.

 

Câu 4: Chỉ ra kết cấu chung của những đoạn đi khám bác sĩ.

Trả lời:

- Những đoạn nhân vật “tôi” đi khám bác sĩ có một kết cấu chung là: một người nào đó thấy “tôi” gặp vấn đề về mắt khuyên “tôi” đi khám một vị bác sĩ mà họ biết – “tôi” đi khám – bác sĩ chỉ ra và trách mắng người trước làm sai – “tôi” thay kính mới – “tôi không gặp vấn đề trước đó nhưng lại gặp một vấn đề khác”.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?

Trả lời:

Nhận xét về các nhân vật:

- Có sự tăng tiến về trình độ của các bác sĩ ở mỗi lần nhân vật “tôi” đi khám: đầu tiên là đốc tờ, rồi đến bác sĩ giỏi, giáo sư, bác sĩ tốt nghiệp ở Mỹ về, bác sĩ học ở Đức về.

- Các bác sĩ đều chỉ trích, chê bai người trước. 

- Nhân vật “tôi”: mắc bệnh tưởng, dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác về mình

Sự thật và điều được phóng đại: 

- Sự thật ở đây là: 

+ Nhân vật “tôi” không làm sao

+ Bản thân các bác sĩ

- Điều được phóng đại: 

+ Bệnh tình của nhân vật “tôi”

+ Việc đi khám của nhân vật “tôi” chỉ là do hoang tưởng

+ Trình độ của các bác sĩ bị biến thành thấp kém, dẫn đến chuyện mỗi người một kết quả, không phát hiện ra được căn bệnh thật sự của bệnh nhân.

 

Câu 2: Tại sao văn bản được coi là truyện cười hiện đại?

Trả lời:

Truyện “Cái kính” là truyện cười hiện đại vì:

- Nó được sáng tác bởi một tác giả cụ thể

- Các chi tiết trong truyện cho thấy câu chuyện diễn ra ở thời hiện đại.

- Kích cỡ của truyện dài hơn so với kích cỡ thông thường của truyện cười dân gian.

- Truyện mang tính ẩn ý, có thể gây khó hiểu, áp dụng mạnh mẽ các thủ pháp trào phúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Theo em, truyện “Cái kính” nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Truyện này châm biếm, phê phán kiểu người mắc bệnh tưởng, dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác, nhưng thực tế thì không có vấn đề gì.

- Điều này có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay vì hiện tại có nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác hay bởi nguồn thông tin bên ngoài khiến bản thân cảm thấy không an tâm, lo lắng mà trong khi thực tế thì không có vấn đề gì. Người mắc bệnh tưởng dễ tốn kém tiền của vào những việc không đâu.

 

Câu 2: Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện “Cái kính” có mắc bệnh tưởng hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” trong truyện đúng là mắc bệnh tưởng. Ông bị ám ảnh rằng là mình gặp vấn đề về mắt nhưng thực tế thì không có chuyện đó.



=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Đọc 2: Cái kính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay