Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Thực hành Tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 Thực hành Tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Thành phần biệt lập là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Thành phần biệt lập được hiểu là các thành phần nằm trong một cấu trúc nhất định, nhưng nó lại không tham gia vào việc diễn đạt các ý nghĩa của câu. Mặt khác, thành phần biệt lập được nằm tách bạch hoàn toàn để thể hiện một ý kiến riêng nhưng cũng không phải là thừa thãi. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa số chúng ta thường sử dụng câu có thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập sẽ giúp cho câu tiếng Việt trở nên đặc biệt và nổi bật hơn, đồng thời giúp cho cách diễn đạt ý của người nói được rõ ràng và gây chú ý với người nghe hơn. Chính vì thế, chúng ta cần phải nhận biết và nêu rõ về chúng để sử dụng sao cho thống nhất.

Trong một câu có các thành phần mà không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu.

Ví dụ: 

+ Ôi chao! Hôm nay cô ăn mặc lộng lẫy quá nhỉ?

+ Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

Câu 2: Nêu các chức năng của thành phần biệt lập và cho ví dụ?

Trả lời:

- Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ như: này, ơi, dạ, vâng, ừ, anh ơi, thưa ông,…Ví dụ: “Này, thầy nó ạ” (Kim Lân); “Vâng, tôi xin đi” (Nguyễn Công Hoan).

- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…) của người nói. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ có nghĩa cảm thán như: a, ô, ồ, ô hay, ôi chào, ơ, ơ kìa, chao ôi, trời ơi…Ví dụ: “Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì”. (Thạch Lam).

- Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái thường được thể hiện bằng các từ: chắc, có lẽ, dường như, lẽ ra, quả là, không lẽ, chả nhẽ, chừng như, hình như, may sao, may ra, nhất định, thật ra,…Ví dụ: “Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại…” (Ngô Tất Tố).

- Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hay sau đó. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ ngữ như: tóm lại, ấy thế mà, hơn nữa, ngoài ra, nhân đây, như đã nói trên, như vậy, nói cách khác, nói chung, trái lại, thì ra, trước hết, thứ đến, tiếp theo,…Ví dụ: “Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao chổi gây ra.” (Theo Hồng Nhung)

- Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Khi nói, thành phần này thường được tách biệt về ngữ điệu, khi viết được đánh dấu bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Ví dụ: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” (Thanh Tịnh).

Câu 3: Nêu các dấu hiệu hiện nhận biết thành phần biệt lập?

Trả lời:

+ Thành phần tình thái: Dựa trên thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của người nói trong câu

+ Thành phần cảm thán: Dựa trên tâm lý, thái độ của người nói

+ Thành phần phụ chú: Nhận biết qua các dấu câu, giúp bổ sung thêm thông tin cho câu nói, có thể bỏ đi mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu

+ Thành phần gọi đáp: Dựa trên mối quan hệ giao tiếp trong câu

Câu 4: Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập có trong những câu sau:

  1. Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
  2. Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
  3. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Trả lời: 

  1. “Dường như”: thành phần tình thái thể hiện sự không chắc chắn
  2. “Thưa ông”: thành phần gọi đáp

  “vất vả quá”: thành phần cảm thán

  1. “Tôi nghĩ vậy”: thành phần phụ chú

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm thành phần gọi – đáp trong các câu sau và cho biết thái độ của người nói đối với người nghe?

  1. a) – Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói…Nó hơi dài dòng một tý.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ! 

  1. b) Trang ơi,…không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình….mình…bận.
  2. c) Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
  3. d) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Trả lời: 

  1. a) – Việc gì thế, cụ? (gọi – tạo quan hệ giao tiếp)

- Ông giáo để tôi nói…Nó hơi dài dòng một tý.

- Vâng, cụ nói. (đáp – duy trì quan hệ giao tiếp)

- Nó thế này, ông giáo ạ! (đáp – duy trì quan hệ giao tiếp)

  1. b) Trang ơi,…không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình….mình…bận. (thể hiện thái độ thân mật bạn bè)
  2. c) Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? (gọi)
  3. d) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (đáp)

Câu 2: Tìm thành phần gọi – đáp thành phần cảm thán trong các câu dưới đây. Nêu ý nghĩa của mỗi thành phần đó.

  1. a) Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? (Nguyễn Thành Long)
  2. b) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố)
  3. c) Thưa ông, chúng chúa ở Gia Lâm lên đây ạ. (Kim Lân)
  4. d) Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long)

Trả lời:

  1. a) Thành phần cảm thán: ơ. Bộc lộ cảm xúc của người nói.
  2. b) Thành phần gọi - đáp: Này. Duy trì quan hệ giao tiếp.
  3. c) Thành phần gọi - đáp: Thưa ông. Duy trì quan hệ giao tiếp.
  4. d) Thành phần cảm thán: Trời ơi. Bộc lộ cảm xúc của người nói.



Câu 3: Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết thành phần đó? Các thành phần phụ chú đó được dùng làm gì?

  1. a) Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa – tiếng suối…(Lê Trí Viễn)
  2. b) Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát. (Lê Trí Viễn)
  3. c) Vậy là không cần hành động, không cần biến cố (hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa), tác giả để cho tính cách nhân vật hiện lên qua hai cuộc trò chuyện, nhờ vào đó để triển khai tâm tưởng bề sâu của nhân vật. (Văn Giá)

Trả lời:

  1. a) Thành phần phụ chú: tiếng suối. Xác định được do trước nó có dấu "-". Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
  2. b) Thành phần phụ chú: tiếng suối và tiếng hát. Xác định được do được đánh dấu bằng dấu hai chấm. Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
  3. c) Thành phần phụ chú: hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa. Xác định được do được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn. Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Câu 4: Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.

  1. a) May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)
  2. b) Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. (Lưu Quang Hưng)
  3. c) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà khong dám nói. (Ngô Tất Tố)
  4. d) Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. (Thạch Lam)
  5. e) Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài. (Nguyễn Hữu Sơn)

Trả lời: 

  1. a) Thành phần tình thái: may ra, có lẽ. Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
  2. b) Tìm thành phần chuyển tiếp: Trước hết, thứ đến. Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.
  3. c) Thành phần tình thái: hình như. Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
  4. d) Tìm thành phần chuyển tiếp: chắc. Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
  5. e) Tìm thành phần chuyển tiếp: Nói cách khác. Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.

Câu 5: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :

  1. a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

 (Kim Lân, Làng)

  1. b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
  2. c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

(kim Lân, Làng)

Trả lời:

  1. a) Thành phần tình thái: có lẽ
  2. b) Thành phần cảm thán: Chao ôi
  3. c) Thành phần tình thái: Chả nhẽ

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học và đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

Trả lời:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn tôi yêu thích nhất vì truyện đã nói đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Gió lạnh mùa đông đã đến, Sơn cùng chị Lan đi ra ngoài chơi. Đứng ở ngoài trời lạnh giá, bé Hiên chỉ phong phanh có chiếc áo rách. Hai chị em Sơn và Lan đã quyết định cho Hiên cái áo bông cũ. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.

Thành phần tình thái: may sao

Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)

Câu 2: Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu văn dưới đây. Thay thế chúng bằng các từ khác và so sánh với cách dùng từ của người viết:

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

Trả lời:

“Có lẽ”: thành phần tình thái

Có thể thay thế bằng có vẻ, dường như, hình như.

Tác giả sử dụng từ “có lẽ” để thể hiện sự phỏng đoán của mình khi nhìn thấy biểu hiện của anh Sáu trong tác phẩm. Sắc thái của từ rất phù hợp với ngữ cảnh bởi mức độ tin cậy của câu phỏng đoán không cao. Tuy nhiên cũng không quá thấp bởi tác giả biết trước đó con anh đã nhiều lần khiến anh phải buồn lòng.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Trả lời:

Quảng Ninh là vùng đất xinh đẹp giàu truyền thống văn hóa và cũng là quê hương tôi. Dòng sông Bạch Đằng vẫn còn dấu tích của những trận đánh lớn năm xưa. Vịnh Hạ Long nổi tiếng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử – nơi đánh dấu bước phát triển mới của Phật giáo Việt Nam. Đây đều là những di tích của tỉnh Quảng Ninh. Mỗi lần về quê, bố mẹ đều đưa tôi đi thăm những danh lam thắng cảnh. Lúc đó tôi vô cùng tự hào vì quê hương mình không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mà còn ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc. Chắc chắn Em sẽ học thật giỏi, có nhiều tri thức để xây dựng và phát triển quê hương giàu đẹp hơn nữa trong tương lai.

– Tiểu phần: “nơi đánh dấu bước phát triển mới của Phật giáo Việt Nam”.

– Thành phần tình thái: “Chắc chắn rồi”

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm những câu thơ có sử dụng thành phần tình thái mà em đã học hoặc em yêu thích?

Trả lời

Bỗng nhận ra hương ôi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Sang thu – Hữu Thỉnh)

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay