Đáp án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong kinh tế thị trường (P2)
File đáp án Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong kinh tế thị trường (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
- Cầu là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua hàng hóa, dịch vụ trong một thời kì nhất định.
- Công nghệ ngày càng tiến bộ sẽ dẫn đến hàng hóa giảm và lượng cung cũng giảm.
- Quy mô dân cư càng lớn thì lượng cầu hàng hóa tăng và ngược lại.
- Khi hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được các đòi hỏi về sở thích, tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng thì cầu hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
- Giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm giảm và nhà sản xuất sẽ mở rộng sản xuất nhiều hơn.
Trả lời:
Em đồng tình với các nhận định c, e
Bởi vì các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: giá của các mặt hàng, dân số,...
Em không tình với nhận định a, b, d
Bởi vì cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau, trong một thời kì nhất định.
Công nghệ ngày càng tiến bộ sẽ làm cho hàng hóa tăng lên, làm cho lượng cung tăng.
Khi hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được các đòi hỏi về sở thích, tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng thì cầu hàng hóa sẽ tăng và ngược lại.
Câu 2: Em hãy phân tích quan hệ cung - cầu trên thị trường trong các thông tin sau:
- Khi thấy giá mua giảm, nhiều hộ trồng hồ tiêu đã chặt bỏ một phần diện tích và chuyển sang các loại cây trồng khác như sầu riêng, bơ, nhãn,...
- Các trang bán hàng trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều khi nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng tăng cao.
- Giá tôm tăng khi sản lượng thu hoạch sụt giảm làm giảm nguồn khan hiếm.
Trả lời:
- Khi giá mua giảm, lượng cung giảm sẽ dẫn đến cầu giảm.
- Khi cung tăng thì sẽ dẫn đến cầu tăng.
- Khi giá tăng, cung giảm dẫn đến cầu giảm.
Câu 3: Em hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong các trường hợp sau:
- Địa phương T đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như phát triển các sản phẩm rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nuôi cá nước ngọt bằng lồng, bè,... mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Thời gian qua, giá nguyên liệu giấy tái chế tăng cao khiến doanh nghiệp sản xuất giấy và bao bì H gặp khó khăn. Doanh nghiệp tự bù lỗ, vừa lo thiếu vốn để dự trữ nguyên liệu, vừa lo đơn hàng xuất khẩu giảm nếu nâng giá để bù đắp chi phí...
- Hiện nay, chị Q quan tâm lựa chọn sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe. Chị Q đã tìm mua các sản phẩm dầu gội đầu, sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên để sử dụng.
- Sau khi tình toán thu nhập và cân đối nguồn tài chính của gia đình, anh P quyết định mua xe ô tô của hãng D để thuận tiện cho việc kinh doanh và đi lại.
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong các trường hợp trên:
- Ứng dụng công nghệ cao
- Giá của nguyên liệu đầu vào tăng cao
- Chất lượng của hàng hóa
- Thu nhập và nguồn tài chính của khách hàng
Câu 4: Từ các trường hợp sau, em hãy phân tích vai trò của quan hệ cung - cầu:
- Trong những năm qua, nhiều thị trường xuất khẩu lớn đều hạn chế hoặc cấm sử dụng sản phẩm túi nhựa dùng một lần. Trước tình hình đó, doanh nghiệp nhựa M chuyển sang tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như tấm, phiến, màng nhựa; sản phẩm nhựa gia dụng; vải bạt.
- Mỗi khi đến dịp 20 - 11, nhu cầu mua hoa tươi cao khiến giá mặt hàng này tặng. Anh G quyết định chuyển sang mua nến thơm - món quà vừa có ý nghĩa, vừa thiết thực.
Trả lời:
- Người sản xuất sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới.
- Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy lựa chọn một loại hàng hóa thiết yếu mà em và gia đình thường dùng hàng ngày và phân tích mối quan hệ cung - cầu của mặt hàng đó.
Trả lời:
Mặt hàng: Hoa
Ví dụ: ứng với một mức giá nhất định ta biết được lượng cầu về một hàng hóa của người tiêu dùng là bao nhiêu. Ở mức giá 300 nghìn đồng, lượng cầu của bó hoa là 200 bó, khi mức giá tăng lên 500 nghìn đồng/bó thì lượng cầu giảm xuống còn 150 bó. Ngược lại khi giá bó hoa giảm xuống còn 100 nghìn đồng/bó thì lượng cầu của hoa tăng lên đến 250 bó hoa trong một khoảng thời gian nhất định. Có sự thay đổi của lượng cầu theo giá thị trường trên hoàn toàn phù hợp với quy luật cầu trong trường hợp các yếu tố khác là không đổi. Tuy nhiên trên thị trường thực tế, có rất nhiều các yếu tố khác chi phối đến lượng cầu của hàng hóa mà không phải là giá cả của hàng hóa đó .
Trên thực tế và ngày lễ như 20/10, 20/11, 8/3… nhu cầu tiêu dùng hoa vô cùng lớn nên dù giá tăng cao nhưng lượng cầu vẫn cao , thu nhập của người tiêu dùng tăng nên nhu cầu về hoa để trang trí cũng tăng hoặc sự có mặt của hoa giấy, hoa nhựa, hoa voan… trên thị trường (là những mặt hàng thay thế cho hoa tươi) có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt làm cho nhu cầu của hoa tươi giảm mạnh ….
Ở thị trường hoa nói trên, ở mức giá 700 nghìn đồng/bó hoa , nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao nên lượng cung cao : 250 bó hoa, còn người tiêu dùng chỉ tiêu dùng 100 bó hoa. Trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung(dư 100 bó hoa). Tuy nhiên, giá còn cao, nhà sản xuất tiếp tục vào thị trường, cung ứng thêm lượng hoa và đầy giá lên 900 nghìn đồng/bó hoa. Lúc này, lượng cung lên tới 250 bó hoa còn lượng cầu giảm mạnh còn 50 bó hoa.
Chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu lớn (200 bó hoa). Trên thị trường sẽ ế hoa ,nghĩa là nhà sản xuất không bán được hoa, buộc phải hạ giá. Hạ đến mức giá 700 nghìn đồng, lượng hoa vẫn dư 100 bó và cuối cùng đến mức giá 500 nghìn đồng, lượng cầu bằng lượng cung. Thị trường cân bằng .
Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 2: Cung - cầu trong kinh tế thị trường