Đáp án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường (P2)
File đáp án Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
- Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
- Khi lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua đồng tiền giảm.
- Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
- Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn.
- Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
Trả lời:
Em đồng tình với nhận định:
- Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng. Bởi vì lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.
- Khi lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua đồng tiền giảm. Bởi vì đây là nguyên nhân dẫn đến lạm phát: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.
- Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn. Bởi vì lạm phát khiến cho phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên.
Em không đồng ý với nhận định:
- Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.Bởi vì đây là chính sách tài khóa thắt chặt
- Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát. Bởi vì 774% là lạm phát ở mức 3 con số - siêu lạm phát.
Câu 2: Em hãy phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp sau:
Tại quốc gia T, nhu cầu du lịch vào dịp cuối năm rất lớn nên nhu cầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dần. Đồng thời, do ảnh hưởng thị trường thế giới, giá xăng trong nước cũng được điều chỉnh tăng qua nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Điều này làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng cao, tạo sức ép lớn lên tỉ lệ lạm phát ở quốc gia này.
Trả lời:
Nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp trên là:
- do nhu cầu du lịch vào dịp cuối năm rất lớn
- do nhu cầu mua sắm hàng hóa
- ảnh hưởng của thị trường thế giới
- giá xăng trong nước tăng qua nhiều lần
=> Giá cả hàng hóa, dịch vụ đồng loạt tăng cao
Câu 3: Em đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh để kiểm soát, kiềm chế lạm phát của Nhà nước và có nhận xét gì về việc làm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D trong trường hợp sau:
Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất – kinh doanh thông qua chính quyền địa phương. Huyện D nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã nhanh chóng tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.
Trả lời:
Chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh của Nhà nước được xem là rất tích cực và có hiệu quả để kiểm soát, kiềm chế lạm phát. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình bằng việc tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.
Câu 4: Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau:
Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho sáu tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi".
Trả lời:
Lạm phát tăng gây ra những hậu quả sau cho doanh nghiệp và người lao động:
- Cho doanh nghiệp: sản xuất đình trệ, thiếu nguyên liệu đầu vào, khó khăn trong việc chi trả, thanh toán; giải thể
- Cho người lao động: thu nhập thực tế giảm, đời sống khó khăn, thất nghiệp gia tăng
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát và chia sẻ cùng các bạn.
Trả lời:
Tại Điều 1 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành, một trong những giải pháp có thể hạn chế lạm phát mà Chính phủ đề ra là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, cụ thể:
"1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
- b) Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.
- c) Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.
- d) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. Ban hành quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản; quy định khen, thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với hành vi cố tình vi phạm."
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường