Đáp án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh (P1)
File đáp án Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 6: Ý TƯỞNG VÀ CƠ HỘI KINH DOANH
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh qua các hình ảnh sau?
Trả lời:
Sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh rất độc đáo, mới mẻ và vượt trội. Từ một nguồn nguyên liệu, các chủ thể kinh doanh có thể tạo ra được rất nhiều sản phẩm khác nhau.
KHÁM PHÁ
- Ý tưởng kinh doanh
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1
Chị T chia sẻ, hương vị của rong mơ gắn bó với chị từ những ngày còn ấu thơ. Thay vì chuẩn bị các loại nước ngọt, sữa để bố mang theo khi đi biển thì và và mẹ của chị T thường nấu nước rong mơ. Vì thế, chị T đã ấp ủ ý tưởng làm nước rong mơ để phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu tự nhiên ở quê nhà. Từ ý tưởng ban đầu, chị T đã tự tìm tòi, sáng tạo và cho ra đời sản phẩm nước rong mơ có hương vị phù hợp với nhiều người. Không chỉ là nước uống giải khát, sản phẩm nước rong mơ của chị T còn có nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Hiện nay, các nhà phân phối tại nhiều địa phương đã kết nối và sẵn sàng mua nước rong mơ với số lượng lớn để phân phối trên thị trường. Nhờ ý tưởng kinh doanh sáng tạo của chị T đã tạo ra một sản phẩm có tính vượt trội, độc đáo, chất lượng đảm bảo mà giá thành vừa phải, phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng,...
Trường hợp 2
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh T trở về quê nhà mở trung tâm giảng dạy vì anh hiểu được những khó khăn của các em học sinh trong việc học tiếng anh. Để thu hút học sinh, anh T cùng các bạn luôn tìm cách nâng cao chất lượng dạy học như: thiết kế nội dung giảng dạy gắn liền với văn hóa địa phương; phối hợp với các trung tâm uy tín để hỗ trợ phát triển chương trình; tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh tham gia,... trung tâm của anh T được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em theo học. Nhờ đó, các em học sinh đã tự tin hơn trong cuộc sống và lựa chọn ngành nghề trong tương lai.
- Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại lợi ích gì cho họ?
- Theo em, các chủ thể sản xuất muốn cạnh tranh được trên thị trường cần có ý tưởng như thế nào? Em hiểu thế nào là ý tưởng kinh doanh?
Trả lời:
- Ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại những lợi nhuận về kinh tế cho bản thân họ, cùng với đó cũng giúp đỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống sức khỏe của cộng đồng.
- Các chủ thể sản xuất muốn cạnh tranh được trên thị trường cần có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo. Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ hành động, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
- Cơ hội kinh doanh
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1
Khi nhận thấy việc sản xuất, kinh doanh bao bì có nhiều điều kiện thuận lợi như: nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới;... ông V quyết định đầu tư vào sản xuất bao bì. Ông đã lên kế hoạch và xây dựng mục tiêu để trở thành một doanh nghiệp đầu ngành. Nhờ vào các lợi thế có được, chỉ sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp của ông V đã đạt được doanh thu cao. Ông lại có thêm điều kiện để tái đầu tư cho hệ thống sản xuất bao bì của mình.
Trường hợp 2
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ làm cho tuổi thọ của các sản phẩm điện tử ngày nay thường rất ngắn. Nhận thấy trong điều kiện rác thải điện tử ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, xử lí còn nhiều hạn chế; trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử,... anh A nghĩ cơ hội kinh doanh đã đến và tham gia kinh doanh ngay vào lĩnh vực tái chế, xử lí rác điện tử. Sau vài năm, doanh nghiệp của anh đã mang về nguồn lợi lớn. Không những thế, anh đã đem đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Đặc biệt công việc kinh doanh của anh còn góp phần vào việc nâng cao ý thức xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường cho mọi người xung quanh và phòng chống tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Em hãy cho biết điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong hai trường hợp trên.
- Cho biết những điều kiện cần thiết để dẫn đến một cơ hội kinh doanh. Em hiểu thế nào là cơ hội kinh doanh?
Trả lời:
- Điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong hai trường hợp trên:
- Ông V: việc sản xuất, kinh doanh bao bì có nhiều điều kiện thuận lợi như: nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
- Anh A:Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ làm cho tuổi thọ của các sản phẩm điện tử ngày nay thường rất ngắn. Nhận thấy trong điều kiện rác thải điện tử ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, xử lí còn nhiều hạn chế; trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử.
- Những điều kiện cần thiết để dẫn tới cơ hội kinh doanh: Cơ hội kinh doanh là những điều kiện thuận lợi bao gồm hoàn cảnh, mục tiêu, phương hướng và tài chính để tạo ra lợi nhuận.
Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1
Sau khi khảo sát, đánh giá được nhu cầu thị trường và nguồn nguyên - vật liệu tại địa phương, anh H quyết định thành lập doanh nghiệp thủ công mĩ nghệ. Anh xây dựng ý tưởng kinh doanh, làm cơ sở định hướng cho các hoạt động như tuyển dụng nhân sự; cách thức triển khai hoạt động; kiểm tra, giám sát;... Anh dựa vào yêu cầu của sản phẩm trên thị trường để quyết định phương án đầu tư máy móc thiết bị; lên kế hoạch cho đầu ra của sản phẩm từ việc quảng bá đến hệ thống phản phối sản phẩm;... Vì vậy, anh không bị thụ động trong việc triển khai ý tưởng kinh doanh. Doanh nghiệp của anh đã thành công và mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, người lao động cũng như nền kinh tế địa phương.
Trường hợp 2
Khi thương hiệu gốm thủ công của gia đinh chị A được người tiêu dùng yêu thích, nhiều đối tác đã đề nghị đầu tư vốn để chuyển đổi sang mô hình gốm công nghiệp, tạo ra sản lượng và lợi nhuận lớn. Đồng thời, các đơn vị dạy nghề cũng đề nghị chị liên kết đào tạo. Sau khi xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh, chị quyết định từ chối đầu tư. Chị lựa chọn hướng đi liên kết đào tạo vì muốn giữ gìn và phát triển nghề gốm thủ công của gia đình. Nhờ vào việc hoạch định và thực hiện tốt ý tưởng đào tạo nghề gốm, chị A đã có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất. Quyết định của chị không những tạo ra sự thành công trong kinh doanh và lĩnh vực đào tạo mà còn bước đầu mở ra một làng nghề truyền thống.
- Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đã đem đến những kết quả gì cho anh H? Nếu anh H không xây dựng ý tưởng kinh doanh thì điều gì sẽ đến với doanh nghiệp của anh H?
- Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp của chị A. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích gì cho chị A và xã hội?
Trả lời:
- Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đã đem đến cho anh H những kết quả sau: Doanh nghiệp của anh đã thành công và mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, người lao động cũng như nền kinh tế địa phương. Nếu anh H không xây dựng ý tưởng kinh doanh thì doanh nghiệp của anh H sẽ bị thất bại.
- Mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh: Cơ hội kinh doanh cung cấp cho các doanh nghiệp các cơ sở để phát triển và khai thác ý tưởng kinh doanh của họ. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích sau cho chị A và xã hội:
- Cho chị A: đã có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất.
- Cho xã hội: bước đầu mở ra một làng nghề truyền thống.
- Ý nghĩa của ý tưởng kinh doanh
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Bưởi là loại trái cây được yêu thích trên thị trường vào dịp lễ, tết. Tuy nhiên, hằng năm giá bưởi bán tại vườn chưa cao khiến ông P rất lo lắng. Ông nảy ra ý tưởng tạo những hình thù mới lạ, có ý nghĩa cho trái bưởi. Vậy là những trái bưởi có hình hồ lô, hình vuông; trên quả có khắc đồng tiền vàng, hình Đức Phật, bản đồ Việt Nam,... đã ra đời. Ý tưởng về sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và sức sáng tạo của con người đã tăng lợi thế cạnh tranh cho những trái bưởi của ông P trên thị trường vào dịp lễ, tết và mang lại thu nhập cao cho ông. Ông P còn hướng dẫn cho người dân để tạo nên một vùng trồng bưởi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Em hãy nêu giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh của mình.
- Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể kinh tế?
Trả lời:
- Giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh của mình: tăng lợi thế cạnh tranh cho những trái bưởi của ông P trên thị trường vào dịp lễ, tết và mang lại thu nhập cao cho ông.
- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh:
- Là cơ sở định hướng mọi hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch, đánh giá phương án, triển khai, giám sát,..
- Tạo ra tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
- Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN
Kinh doanh thường bắt đầu từ những trăn trở, những ý tưởng mới có thể giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống. Chính những điều này sẽ khiến chúng ta sẽ thúc đẩy tìm tòi và sáng tạo một cách mãnh liệt. Mỗi ý tưởng kinh doanh dù nhỏ đều đáng quý bởi điều đó thể hiện sự năng động, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của mỗi cá nhân.
(Theo Báo điện tử Chính phủ, Ý tưởng khởi nghiệp thể hiện khát vọng vươn lên, ngày 08 - 10 - 2022)
Trường hợp
Nhu cầu về mặt hàng nấm trên thị trường thực phẩm tại Việt Nam khá cao. Với chuyên môn là kĩ sư nông nghiệp, chị C đã nảy ra ý tưởng trồng nấm. Chị phác thảo mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn. Dù trải qua nhiều lần thất bại nhưng chí không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình. Sau bốn năm, bằng đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được, chị C đã cho ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng cao, giá cả phải chăng. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sản phẩm đã có vị thế mới, tăng sức cạnh tranh cũng như cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận.
- Nguồn nào giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C?
- Em còn biết các nguồn nào khác tạo ra ý tưởng kinh doanh?
Trả lời:
- Nguồn giúp chị C tạo ra ý tưởng kinh doanh: đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được
- Các nguồn khác tạo ra ý tưởng kinh doanh:
- Lợi thế nội tại: đam mê, tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực,...
- Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh, vị trí triển khai, chính sách vĩ mô.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 6: Ý tưởng và cơ hội kinh doanh