Đáp án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 5: Thị trường lao động, việc làm (P2)
File đáp án Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 5: Thị trường lao động, việc làm (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
- Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN 1
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm thay đổi tỉ trọng lao động của nền kinh tế Việt Nam. Phương châm của chuyển dịch cơ cấu lao động là phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, gần với giải quyết việc làm, nhất là cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu, lao động trong khu vực này giảm xuống dưới 20% vào năm 2030 thì đây là một thách thức. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đổi căn bản cơ cấu lao động – việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững.
(Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận Trung ương, Thị trường lao động – việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng chính sách, ngày 10 – 11 – 2021)
THÔNG TIN 2
Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 nhằm mục tiêu tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây: tăng số lao động có kĩ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động: tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35 – 40% vào năm 2030; chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỉ lệ lao động có các kĩ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030.
(Trích Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, ngày 05 – 2 – 2021)
- Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua thông tin trên?
- Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên?
Trả lời:
- Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường:
- Theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
- Chú trọng lao động chất lượng cao
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên:
- Cơ cấu lao động ngành nông, lâm, thủy sản giảm tỉ trọng qua các năm
- Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng qua các năm
- Cơ cấu lao động ngành dịch vụ tăng tỉ trọng qua các năm và chiếm tỉ lệ cao nhất.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
- Lao động là hoạt động thể chất và tinh thần của con người trong xã hội.
- Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập đều được gọi là việc làm.
- Trên thị trường lao động sẽ diễn ra sự thoả thuận về tiền lương, điều kiện và các quan hệ hợp đồng lao động.
- Thị trường việc làm là nơi xác định mức độ tiền lương, điều kiện làm việc và mức độ có việc làm của lao động.
- Trong nền kinh tế, xu hướng tuyển dụng lao động tất yếu phải đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Các nhà tuyển dụng lao động ngày càng chú trọng vào lao động có trình độ chuyên môn, có kĩ năng mềm và thái độ tốt.
Trả lời:
Em đồng tình với các nhận định sau:
- Lao động là hoạt động thể chất và tinh thần của con người trong xã hội. Bởi vì lao động bao gồm cả hoạt động thể chất và việc suy nghĩ, sáng tạo ra các sản phẩm tinh thần phục vụ cho đời sống con người.
- Trên thị trường lao động sẽ diễn ra sự thoả thuận về tiền lương, điều kiện và các quan hệ hợp đồng lao động. Bởi vì thị trường lao động là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập quan hệ lao động về việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động với người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thị trường việc làm là nơi xác định mức độ tiền lương, điều kiện làm việc và mức độ có việc làm của lao động. Bởi vì thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc.
- Trong nền kinh tế, xu hướng tuyển dụng lao động tất yếu phải đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Bởi vì, khi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra dẫn tới những yêu cầu, đòi hỏi khác về người lao động, từ đó làm cho xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi và phải phù hợp, đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các nhà tuyển dụng lao động ngày càng chú trọng vào lao động có trình độ chuyên môn, có kĩ năng mềm và thái độ tốt. Bởi vì khoa học công nghệ càng phát triển đồng nghĩa với việc yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng mềm của người lao động càng cao, hơn hết hiện nay thái độ tốt là yếu tố quyết định đến cơ hội việc làm của người lao động.
Em không đồng tình với các nhận định sau:
- Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập đều được gọi là việc làm. Bởi vì việc làm là hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập nhưng không bị pháp luật cấm.
Câu 2: Em hãy xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong các thông tin sau:
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã kéo theo sự chuyển dịch đáng kể trên thị trường lao động. Nông nghiệp là ngành sử dụng lao động lớn nhất khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới. Với sự tự do hoá và đa dạng hoá kinh tế, tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp bắt đầu giảm nhanh chóng. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, bắt đầu từ những năm 1980, đã tiếp tục thay đổi thị trường lao động trong thập kỉ qua.
- Quá trình hội nhập quốc tế và yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh tự động hoá, chuyển hướng sản xuất hiện đại, cung ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc tuyển dụng lao động chất lượng cao. Họ ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt.
Trả lời:
- Xu hướng tuyển dụng của thị trường: giảm tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Xu hướng tuyển dụng của thị trường: tuyển dụng lao động chất lượng cao, ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt.
Câu 3: Em hãy nêu rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong các thông tin sau:
- Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động đều tăng so với quý trước và so với cùng kì năm trước.
- Đầu tư nước ngoài gia tăng, thị trường việc làm rộng mở, thúc đẩy lực lượng lao động tham gia thị trường ngày càng nhiều. Các nhà đầu tư đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao nên thị trường lao động ngày càng có chất lượng.
Trả lời:
- Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm (lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động) tăng theo.
- Thị trường việc làm rộng mở thúc đẩy thị trường lao động tăng và có chất lượng cao hơn.
Câu 4: Em có nhận xét gì về hành động của bạn T? Theo em, để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động, học sinh cần làm những việc gì?
T là học sinh lớp 11. Em có năng khiếu hội họa và mong muốn trở thành kiến trúc sư. Gần đây, T thường tham gia các ngày hội hướng nghiệp dành cho học sinh Trung học phổ thông. T rất vui khi thu thập được nhiều thông tin về nghề nghiệp, cơ hội việc làm và thị trường lao động. T chia sẻ qua ngày hội, em hiểu hơn về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình và có cái nhìn thực tế về việc chọn nghề. Quan trọng nhất, em nhận thấy mỗi học sinh cần phải xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng sẵn sàng để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Để thực hiện ước mơ của mình, T đã đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.
Trả lời:
- Bạn T đã tích cực, chủ động tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp với bản thân mình, bạn đã xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân, tích cực nâng cao trình độ, kĩ năng để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động bằng cách đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.
- Học sinh cần hoàn thiện bản thân, tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của mình, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để sẵn sàng tham gia thị trường lao động.
Câu 5: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và cho biết công dân cần chuẩn bị những gì để tham gia thị trường lao động
THÔNG TIN
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức. Đổi mới, sáng tạo công nghệ làm gia tăng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, tăng thu nhập, tiêu dùng, đầu tư cho nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện ngày càng đông đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế, văn hoá, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, y tế,... Phân công lao động theo hướng các ngành, nghề đòi hỏi giảm thiểu các công việc chân tay, thu nhập thấp, các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hoá cao, trong một số công đoạn không cần sự can thiệp của con người, đều được rõ bất thực hiện. Một bộ phận người lao động đang làm việc sẽ phải nghỉ hoặc tìm công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài.
(Theo Tạp chí Cộng sản, Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam, ngày 29 – 8 – 2022)
Trường hợp
Tham gia Ngày hội hướng nghiệp của trường, bạn B được chuyên gia tư vấn về việc chuẩn bị và lựa chọn nghề nghiệp. Trong những thập niên đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều ngành nghề đào tạo cũng như nhu cầu của thị trưởng lao động có rất nhiều chuyển biến so với trước đây. Nhiều công việc truyền thống sẽ biến mất hoặc bị thay thế bởi máy móc, đồng thời, sẽ có nhiều công việc mới xuất hiện. Người lao động cần phải có những kiến thức, kĩ năng thích ứng mới tìm được việc làm phù hợp và thu nhập cao. Muốn thành công và hạnh phúc, học sinh cần có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện bản thân khi tham gia thị trường lao động, tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp, có năng lực thích ứng trong môi trường, hoàn cảnh sống luôn biến đổi.
Trả lời:
Công dân cần chuẩn bị những điều sau để tham gia thị trường lao động:
- Người lao động: trang bị những kĩ năng kĩ thuật cần thiết để thích ứng, các kiến thức cơ bản về kiến thức và kĩ năng mềm, chuyển sang hệ thống kĩ năng trình độ công nghệ trung bình và chuyển đổi thành công đáp ứng nhu cầu công nghệ cao, với kĩ năng kĩ thuật và kiến thức cao hơn.
- Học sinh: cần có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện bản thân khi tham gia thị trường lao động, tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp, có năng lực thích ứng trong môi trường, hoàn cảnh sống luôn biến đổi.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy viết một bài văn ngắn nói về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của em.
Trả lời:
Em là người yêu thích âm nhạc nên trong tương lai, tôi muốn trở thành ca sĩ. Hiện tại, em đang tham gia một lớp học thanh nhạc. Tại đây, em có thể học các kỹ năng viết nhạc và hát. Em cũng viết một số bài hát và thu âm chúng, sau đó đăng chúng lên mạng xã hội. Có những phản hồi tốt từ những người nghe như bạn bè và gia đình em, nhưng em luôn muốn cố gắng nhiều hơn nữa. Để trở thành ca sĩ, ngoài khả năng âm nhạc còn phải có các kỹ năng khác như biểu diễn, giao tiếp. Em sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm để có thể trở thành ca sĩ nổi tiếng trong tương lai.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 5: Thị trường lao động, việc làm