Đáp án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo (P1)
File đáp án Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà em biết
Trả lời:
Một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta là đạo phật và thiên chúa giáo. Mỗi loại có những đặc điểm riêng
- Đối với đạo phật: Thờ Phật tổ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương...
- Đối với Thiên chúa giáo: Thờ chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo....
KHÁM PHÁ
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN 1:
- Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định:
"1. mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tô giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật."
THÔNG TIN 2:
Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tín tín ngưỡng, tôn giá; thực hành lễ nghỉ tín ngưỡng tôn giáo; tham gia lễ hội học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo.
- Chức sắc, chức việc nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kính sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
THÔNG TIN 3:
- Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“Các hành vi bị nghiêm cấm:
- Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tín ngưỡng tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a)Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia trật tự, an toàn xã hội môi trường;
b)Xâm hại đạo đức xã hội xâm phạm thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
- c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo; tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”
- Khoản 1 Điều 9 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định:
“1. Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Trường hợp 1: Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo để theo đạo P, cùng với đạo của chống chị. Khi biết tin, mẹ chị H không đồng ý, còn bố chị H không ngăn cản vì ông cho rằng đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.
Trường hợp 2: Vì biết bà K là người tin vào thần thánh, D đã thuyết phục bà tham gia cúng sao để giải hạn, cầu tài lộc. Lợi dụng nghi lễ này, D cho biết bà K đang bị thần linh quở phạt yêu cầu bà đưa mình 15 000 000 đồng để mua lễ vật cầu thần linh bỏ qua.
Trường hợp 3: Anh A và chị B là vợ chồng. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện hầm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, nh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình.
- Từ các thông tin 1, 2 và 3, em hãy cho biết hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên là đúng hay sai? Vì sao?
- Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trả lời:
- Hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên là sai. Vì các hành vi này đã vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
THÔNG TIN 1: Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“1. Tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".
THÔNG TIN 2: Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
"1. Người nào dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giá nào, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trưởng hợp sau đây,thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trên;
- Dẫn đến biểu tình;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”
THÔNG TIN 3
Khoản 1 và 3 Điều 24 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lí nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau: Phạt tiền đến 30 000 000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.
- Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
Trường hợp 1: Bản tin thời sự của Đài truyền hình K đưa tin về việc đối tượng G và H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, lửa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp 2: Trên đường đi học về, M thấy có hai người lạ chủ động bắt chuyện với bà N (mẹ của M) ở trước nhà. Họ lôi kéo bà N tham gia vào Hội thánh T. Từng xem tin tức trên đài truyền hình, M nhận ra đây là một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật nên thông tin lại cho bà N. Mặc dù bị đe doạ nếu không gia nhập thì gia đình sẽ gặp rắc rối nhưng vì được thông báo kịp thời nên bà N đã mời họ rời khỏi nhà. Đồng thời, M cũng tuyên truyền cho hàng xóm về các hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật của những người tham gia Hội thánh T.
- Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?
- Hành vi của nhân vật trong các trường hợp 1 và 2 sẽ bị xử lí như thế nào?
- Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trả lời:
- Trường hợp 1: G và H đã vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Trường hợp 2: M đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo thông qua việc tuyên truyền và giúp đỡ người khác nhận ra những đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật.
- Hành vi của các nhân vật trong trường hợp 1 và 2 sẽ bị xử lí:
- Theo Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 sẽ bị xử lí hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Theo Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị xử lí hành chính hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Theo khoản 1 và 3 Điều 24 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) sẽ bị phạt tiền đến 30 000 000 đồng.
- Các bạn học sinh có thể thực hiện các hành vi phù hợp với độ tuổi của mình để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:
- Tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo
- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...
- Không bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Tham gia các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo do địa phương tổ chức
- Tuyên truyền cho mọi người về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo