Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô

File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

 

BÀI 25: KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGÔ RÔNG GÔ RÔ

PHẦN ĐỌC

Khởi động: Kể những việc con người đã làm để bảo vệ động vật hoang dã

Trả lời:

Những việc con người đã làm để bảo vệ động vật hoang dã:

  • Khu bảo tồn thiên nhiên
  • Tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã
  • Thành lập "các ngân hàng gen", lưu giữ mẫu gen của tất cả các loài động thực vật trong tự nhiên.
  • Các biện pháp kiểm soát quốc tế

 

Câu 1: Tên gọi của khu bảo tồn động vật hoang dã có gì đặc biệt?

Trả lời:

Tên gọi của khu bảo tồn động vật hoang dã được đặt theo tên của miệng núi lửa Ngô-rông-gô-rô, một núi lửa lớn nàm trong vườn quốc gia.

 

Câu 2: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự phong phú của các loài động vật sống trong khu bảo tồn? Tìm câu trả lời đúng.

  1. Có hàng nghìn con hồng hạc
  2. Có diện tích 8202 ki-lô-mét vuông
  3. Có khoảng 25000 loài động vật
  4. Có nhiều loài thú: tê giác, trâu rừng, hà mã, sư tử....

Trả lời:

Chọn đáp án  C. Có khoảng 25000 loài động vật

Câu 3: Những chi tiết nào cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn?

Trả lời:

Những chi tiết cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn là:

  • Sự xuất hiện con người không làm chúng sợ hãi
  • Lũ sư tử nằm nghỉ dưới tán cây nhìn những chiếc xe du lịch lướt qua
  • Nhiều chú voi lững thững đi qua đường ngay trước mũi xe của du khách....

Câu 4: Em có suy nghĩ gì về những loại động vật sống trong khu bảo tồn Ngô-rông-gô-rô?

Trả lời:

Những loại động vật sống trong khu bảo tồn Ngô-rông-gô-rô được sống một cách tự do không phải chịu cảnh săn bắn và được phát triển tự nhiên.

Câu 5: Nêu nội dung chính của bài.

Trả lời:

Giới thiệu về Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô và đặc điểm của khu bảo tồn và các thông tin cơ bản.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Xếp các từ có tiếng bình dưới đây vào nhóm thích hợp:

bình an, bình chọn, bình luận, bình yên, thanh bình, bình phẩm, bình xét, hòa bình

  • Bình có nghĩa là yên ổn
  • Bình có nghĩa là xem xét, xác định

Trả lời:

Bình có nghĩa là yên ổn: bình an, bình yên, thanh bình, hòa bình

Bình có nghĩa là xem xét, xác định: bình chọn, bình luận, bình xét, bình phẩm

Câu 2: Tìm từ thích hợp ở bài tập 1 thay cho ...

a, Ai cũng mong có một cuộc sống .....

b, Chim bồ câu là loại chim tượng trưng cho .....

c, Làng quê Việt Nam đẹp và .......

Trả lời:

a, Ai cũng mong có một cuộc sống bình an

b, Chim bồ câu là loại chim tượng trưng cho hòa bình

c, Làng quê Việt Nam đẹp và bình yên

Câu 3: Dựa vào tranh, lựa chọn từ ngữ để hoàn thành câu. Giải thích lí do lựa chọn.

a, Đàn chim én .... giữa trời xanh.

  • bay
  • lượn
  • chao liệng

b, Ve sầu ..... trên những cành phượng vĩ để chào đón mùa hè.

  • kêu
  • ca hát
  • kêu ran

c, Chú nghé con đang ..... mấy nhánh cỏ non.

  • nhấm nháp
  • ăn
  • gặm

Trả lời:

a, Chọn từ: chao liệng vì từ thể hiện đặc điểm riêng, hoạt động của loài chim én

b, Chọn từ kêu ran vì phù hợp với hoàn cảnh

c, Chọn từ gặm vì nó thể hiện đặc điểm riêng của loài trâu và phù hợp.

 

Câu 4: Tìm từ phù hợp thay cho ô vuông để câu văn tạo được ấn tượng với người đọc.

a, Giọt sương ........ trên phiến lá.

b, Trăng .... với những vì sao đêm.

c, Nắng ban mai ... lụa tơ vàng óng trên cánh đồng.

Trả lời:

a, đọng

b, tỏ

c, tung

 

VIẾT

Câu 1: Chuẩn bị

- Chọn câu chuyện và nhân vật để đóng vai.

- Đọc lại hoặc nhớ lại câu chuyện. Lưu ý các nhân vật và chi tiết quan trọng

Trả lời:

- Chọn câu chuyện và nhân vật để đóng vai: Sơn Tinh, Mi-lô, ông nhạc sĩ

- Đọc lại hoặc nhớ lại câu chuyện. Lưu ý các nhân vật và chi tiết quan trọng

Câu 2: Viết

- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp (ví dụ: xưng "ta" khi đóng vai Sơn Tinh để nói chuyện với Thủy Tinh, xưng "con" khi đóng vai Mi-lô nói chuyện với cha, xưng " tôi" khi đóng vai ông nhạc sĩ,...)

- Bổ sung những chi tiết mới ( vừa phù hợp với câu chuyện và sự phát triển tính cách của nhân vật, vừa mang yếu tố bất ngờ)

Trả lời:

Thuở xưa, vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng vừa xinh đẹp tuyệt trần, lại dịu dàng nết na. Vua Hùng hết mực yêu thương nên muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng.

Ta là Sơn Tinh, sống ở vùng núi Tản Viên. Khi nghe tin nhà vua muốn kén rể, ta đã sai người đi chuẩn bị lễ vật rồi tức tốc đến cầu hôn. Cùng lúc đó, có một kẻ xưng là Thủy Tinh cũng đến để cầu hôn. Hắn sống ở vùng biển, có tài năng quả hơn người: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Nhưng ta cũng đâu thua kém: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

Thấy ta và Thủy Tinh ngang sức ngang tài, vua Hùng tỏ ra phân vân lắm. Vua cho gọi các lạc hầu vào bàn bạc, rồi gọi ta và Thủy Tinh vào phán:

- Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.

Ta và Thủy Tinh liền hỏi nhà vua sính lễ gồm những vật gì. Vua Hùng nói:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Ta nghe xong, liền cáo từ vua trở về sắm sửa sính lễ. Tờ mờ sáng hôm sau, ta mang đầy đủ lễ vật đến trước. Nhà vua gả Mị Nương cho ta.

Trên đường trở về, bỗng nhiên, trời tối sầm lại. Dông bão kéo đến làm rung chuyển cả đất trời. Hóa ra, Thủy Tinh đã tức giận, đuổi đánh tới để cướp Mị Nương. Nước dâng cao làm ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước khiến dân chúng vô cùng khốn khổ. Thấy vậy, ta vẫn không hề nao núng. Ta chỉ huy quân lính giao chiến với quân của Thủy Tinh. Còn ta thì đánh nhau với Thủy Tinh. Ta dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau mấy tháng trời nhưng vẫn không phân thắng bại. Đến cuối cùng, đội quân của Thủy Tinh kiệt sức, thần nước đành phải rút quân về.

Nhưng kể từ đó, oán nặng thù sâu. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước đánh. Nhưng hắn vẫn không thể thắng được ta.

Câu 3: Chỉnh sửa

Trả lời:

Đọc lại đoạn văn, tự sửa các lỗi về nội dung như gợi ý ở mục 2 và các lỗi về câu, từ.....

Câu 4 : Thay lời chú sư tử trong khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô, kể về cuộc sống của mình.

Trả lời:

Tôi là sư tử, sinh ra và lớn lên trên những đồng cỏ rộng lớn. Là chúa sơn lâm nên tôi có một vẻ uy nghi và bệ vệ dường hoàng. Mỗi bước đi của tôi  uyển chuyển, nhẹ nhàng như đang đi trên tấm thảm lụa. Bộ móng của tôi mới sắc làm sao. Nhìn tôi đáng sợ là thế nhưng tôi có khuôn mặt khá hiền lành. Sống trong khu bảo tồn này tôi được tự do sinh trưởng nên không có gì là buồn chán cả, con người cũng không làm hại tôi nên khi thấy con người tôi để cho họ nhìn, chỉ khi ai tấn công thì tôi mới tấn công lại.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay