Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 10: Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 10: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là phát biểu đúng về dấu chấm phẩy?

  • A. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu nghi vấn
  • B. Dấu chấm phẩy dùng để kết thúc câu cảm thán hay cầu khiến
  • C. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
  • D. Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép, đứng sau các bộ phận liệt kê

Câu 2: Dấu chấm phẩy có tác dụng gì trong câu?

  • A. Ngăn cách các vế trong câu ghép mà vẫn cho thấy các vế đó có quan hệ về nội dung với nhau
  • B. Đánh dấu kết thúc một câu kể (câu trần thuật)
  • C. Ngăn cách các từ ngữ đồng chức, hay ngăn cách các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần chú thích, thành phần tình thái, thành phần biệt lập...) với thành phần chính
  • D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

Câu 3: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

“Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.”

  • A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu
  • B. Ngăn cách các vế câu ghép trong câu
  • C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu
  • D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu

Câu 4: Ở vị trí dấu chấm phẩy sau đây có thể dùng dấu chấm hay dấu phẩy được không?

“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

  • A. Không dùng được dấu chấm hoặc dấu phẩy
  • B. Có thể dùng dấu chấm
  • C. Có thể dùng dấu phẩy
  • D. Có thể dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm đều được

Câu 5: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.”

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

Câu 6: Dòng nào dưới đây nói về tác dụng của dấu chấm phẩy?

  • A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở
  • B. Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết
  • C. Đánh dấu kết thúc một câu
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích ý nghĩa của hai câu dưới đây. Vì sao lại có sự khác biệt về nghĩa như vậy?

  • a. Trâu cày, không được giết.
  • b. Trâu cày không được, giết.

Câu 2 (2 điểm): Nêu điểm giống nhau giữa giống phẩy và dấu chấm phẩy.

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Dấu chấm phẩy có chức năng gì?

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Điền dấu phẩy thích hợp vào câu sau: “Trong vườn hoa cúc hoa lay ơn hoa hồng đua nhau nở rộ.”

  • A. Trong vườn, hoa cúc, hoa lay ơn hoa hồng đua nhau nở rộ.
  • B. Trong vườn hoa cúc, hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ.
  • C. Trong vườn, hoa cúc hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ.
  • D. Trong vườn, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa hồng đua nhau nở rộ.

Câu 3: Câu nào điền đúng vị trí của dấu chấm phẩy trong các câu dưới đây,?

  • A. Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  • B. Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ;
  • C. Cốm không phải; thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  • D. Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít; thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 4: Cách dùng dấu phẩy trong câu: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” có tác dụng gì?

  • A. Giúp người đọc liên tưởng tới nhịp quay đều đều, chậm rãi, mệt mỏi của chiếc cối xay
  • B. Giống nhịp điệu trong đời sống của người nông dân Việt Nam
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Chỉ ra chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

“Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.”

  • A. Kết thúc một câu
  • B. Thông báo lời hội thoại
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau dùng để làm gì?

“Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.”

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu công dụng dấu phẩy trong mỗi trường hợp sau:

  • a. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
  • b. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường Giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.
  • c. Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng.
  • d. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Câu 2 (2 điểm): Hãy tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu dưới đây:

  • a. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm hội địa lý Hoàng Gia Anh gần đây, động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất
  • b. Những bến vận hà nhộn nhịp dài theo dòng sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay