Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 9: Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 9: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi viết, cần chú ý những yếu tố nào?

  • A. Ngữ pháp, ngữ cảnh
  • B. Mục đích viết/ nói
  • C. Đặc điểm của văn bản
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
  • C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả…?

  • A. Hoạt động
  • B. Hình dáng
  • C. Tính chất
  • D. Tính cách

Câu 4: Câu nào sau đây không mắc lỗi?

  • A. Hôm nay, tôi đi học.
  • B. Chúng tôi là những người bạn tri kỉ và rất hiểu nhau.
  • C. Khí hậu ở trong phòng là 30 độ C.
  • D. Duy nhất chỉ có một người khiến tôi cảm thấy phiền lòng.

Câu 5: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

“… khi mới sinh … lúc trưởng thành, não bộ người có nhiều sự thay đổi lớn.”

  • A. Vào/ tới
  • B. Từ/ đến
  • C. Chính/ và
  • D. Ngay/ đến

Câu 6: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây”

“Văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán thế kỉ XVIII – nửa trước thế kỉ XIX đều đạt được những thành tựu to lớn về nhiều phương diện, đặc biệt là văn học Nôm với xu thế …”

  • A. Việt hóa 
  • B. Dân tộc hóa      
  • C. Hiện đại hóa     
  • D. Phương Tây hóa

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Khi đi ngủ, em Su dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi em nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai xuất hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ấy. Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy.

Xác định nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý tác giả của những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong câu sau:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Một câu có mấy cách sắp xếp trật tự từ?

  • A. 1 cách
  • B. 2 cách
  • C. 3 cách
  • D. Nhiều cách

Câu 2: Dựa vào đâu để người nói có thể lựa chọn trật tự từ phù hợp?

  • A. Thời gian giao tiếp
  • B. Chọn theo sở thích
  • C. Yêu cầu của giao tiếp
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Trật tự của câu nào dưới đây thể hiện trước sau theo thời gian?

  • A. Con muốn làm một cái cây.
  • B. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.
  • C. Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau.
  • D. Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị.

Câu 4: Sử dụng phép nhân hóa đem lại tác dung gì cho văn bản?

  • A. Thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản
  • B. Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn
  • C. Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?

  • A. Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
  • B. Những buổi trưa hè nắng to.
  • C. Sen tàn cúc lại nở hoa.
  • D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi.

Câu 6: Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?

  • A. 3 danh từ
  • B. 4 danh từ
  • C. 5 danh từ
  • D. 6 danh từ

II. Tự luận (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Em Su dường như không để ý đến điều đó. Em ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mưa, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc mừng đến vậy. Cô nhóc cẩn thận nhặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi...”

Câu 1 (2 điểm): Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay